Chuyên gia quốc tế: Việt Nam 'đứng mũi chịu sào' trong đối đầu Mỹ - Trung

(Baonghean.vn) - Sau chuyến phô trương ngoại giao khác thường tới Bắc Kinh trong 3 ngày, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump có mặt tại Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Việt Nam hôm 10/11 là minh chứng cho thấy căng thẳng vẫn tiếp diễn trong cuộc chiến giành quyền lực ở châu Á-Thái Bình Dương.

Trong bài phát biểu cứng rắn và mang tính đối đầu tại Đà Nẵng, ông Trump đã cáo buộc các nước trong khu vực lạm dụng thương mại, và Mỹ sẽ không chấp nhận điều này nữa, đồng thời cam kết “luôn đặt nước Mỹ trên hết”. Giọng điệu của nhà lãnh đạo Mỹ trái ngược hoàn toàn với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người có bài phát biểu sau ông Trump. Trong khi Tổng thống Trump không ủng hộ toàn cầu hóa, thì Chủ tịch Tập khẳng định xu hướng này là “không thể đảo ngược”.

 Giới chuyên gia cho rằng Mỹ hiểu hậu quả của việc cô lập khu vực kinh tế quan trọng như châu Á-Thái Bình Dương. Ảnh: AP
Giới chuyên gia cho rằng Mỹ hiểu hậu quả của việc cô lập khu vực kinh tế quan trọng như châu Á-Thái Bình Dương. Ảnh: AP

Lo ngại trước sự đối đầu công khai giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này, các nước châu Á đã theo dõi sát sao chuyến thăm tới Trung Quốc lần đầu tiên của Tổng thống Trump, cố gắng giải mã mối quan hệ yêu-ghét phức tạp của Bắc Kinh với Washington, và sự tương tác cá nhân giữa lãnh đạo hai nước này. Song chuyến thăm của Tổng thống Mỹ tới Bắc Kinh lại khiến nhiều người ngạc nhiên, khi sự kiện này gần như không có biến cố gì xảy ra.

Với việc Tổng thống Trump tán dương Chủ tịch Tập là một nhà lãnh đạo vĩ đại và một người bạn ông tôn trọng, giới quan sát dự đoán mối quan hệ cá nhân tốt đẹp kể từ lần gặp đầu tiên của hai nhà lãnh đạo tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Florida hồi tháng 4 có thể giúp ích cho mối quan hệ Mỹ-Trung vượt qua bất ổn và căng thẳng.

Tuy nhiên, giới quan sát nhận định mối quan hệ cá nhân này khó có thể làm thay đổi bối cảnh địa chính trị của sự cạnh tranh cấu trúc xuất phát từ sự suy giảm tương đối của Mỹ và sự trỗi dậy của Trung Quốc.

 Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: AP
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: AP

Ông Timothy Health, chuyên gia cấp cao thuộc tổ chức nghiên cứu chính sách toàn cầu RAND (Mỹ) cho hay: “Sự cạnh tranh giành tầm ảnh hưởng tại châu Á thực sự đang diễn ra và có khả năng sẽ gia tăng mạnh mẽ hơn. Tương lai của nền kinh tế toàn cầu sẽ xoay quanh khu vực châu Á, và Mỹ không thể phớt lờ khu vực này”.

Ông Health nhấn mạnh: “Mỹ sẽ vẫn duy trì là một nhân tố quan trọng trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định tại một khu vực đầy rẫy những hận thù lịch sử và bất ổn”.

Chuyên gia Alexander Vuving thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương có tên Daniel K. Inouye ở Honolulu (Mỹ) nhận xét: “Cách tiếp cận kép của nhiều nước trong khu vực, vừa tăng cường quan hệ với Trung Quốc về kinh tế, vừa tăng cường quan hệ với Mỹ về an ninh, sẽ gây thêm nhiều vấn đề hơn là mang lại lợi ích cho họ trong tương lai”.

Về phía Bắc Kinh, ông Pang Zhongying, chuyên gia các vấn đề quốc tế cho rằng quan điểm của Nhà Trắng về một khái niệm mơ hồ Ấn Độ-Thái Bình Dương và liên minh 4 bên (gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia) do Mỹ dẫn đầu nhằm vào Trung Quốc là động thái đáng báo động và có thể trở thành vật cản mới trong mối quan hệ giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng châu Á- Thái Bình Dương.

Ông Pang nêu rõ: “Điều này có thể gợi nhắc Bắc Kinh hồi ức về chính sách xoay trục sang châu Á của cựu Tổng thống Mỹ Obama, vốn nhắm vào Trung Quốc – có chăng chỉ là tên gọi khác nhau”.

Trong khi Tổng thống Trump không ủng hộ toàn cầu hóa, thì Chủ tịch Tập khẳng định xu hướng này là “không thể đảo ngược”. Ảnh: Getty
Trong khi Tổng thống Trump không ủng hộ toàn cầu hóa, thì Chủ tịch Tập khẳng định xu hướng này là “không thể đảo ngược”. Ảnh: Getty

Ông Jay Batongbacal, chuyên gia luật hàng hải tại Đại học Philippines nhận định với sự cạnh tranh gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington, hầu hết các nước nhỏ tại Đông Nam Á sẽ phải nâng cao sự cảnh giác và cố gắng tránh xa sự đối đầu lớn trong khu vực.

Giới quan sát còn cho rằng Việt Nam, quốc gia duy nhất lên tiếng phản đối Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông hơn 1 năm qua, cũng đang "đứng mũi chịu sào" trước sự cạnh tranh giữa Bắc Kinh và Washington.

Chuyên gia Vuving cho rằng: “Việt Nam hiện không còn lựa chọn nào. Nước này đã phải viện tới sự giúp sức của các nước thành viên (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á-ASEAN), song Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ vẫn là những nhân tố quan trọng có thể giúp Hà Nội làm đối trọng với tầm ảnh hưởng của Trung Quốc”.

Cũng theo giới phân tích, việc châu Á không thực sự ổn định và hầu hết chính phủ các nước trong khu vực không tin tưởng nhau đã góp phần làm gia tăng căng thẳng và sự đối đầu giữa hai nước lớn Trung Quốc và Mỹ.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam và Đông Nam Á thuộc Học viện Quốc phòng Australia cho biết thêm trong con mắt của các nước Đông Nam Á, cách tiếp cận mang tính cô lập của Tổng thống Trump đã chuyển giao “cây gậy chỉ huy” cho Chủ tịch Tập, và là dấu hiệu cho thấy kỷ nguyên hậu chiến tranh của địa vị đứng đầu của Mỹ đã gần như chấm dứt./.

Lan Hạ

(Theo SCMP)

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.