Tình tiết có thể giúp Đoàn Thị Hương vô tội

Các nghi phạm khác có thể đã hạ độc công dân Triều Tiên, người được cho là Kim Jong Nam - anh trai lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, một chuyên gia ra làm chứng trước tòa ngày 4/10 nói.

CNA đưa tin, nhà nghiên cứu bệnh học Mohamad Shah Mahmood nói, có khả năng 4 nghi phạm khác (đối tượng được đề cập trong bảng cáo buộc nhưng hiện chưa rõ tung tích) có thể đã dùng chất độc thần kinh với "Kim Jong Nam" trước khi người này bị hai nữ nghi phạm tấn công.

Kim Jong Nam, Đoàn Thị Hương, Kim Jong Nam bị giết, anh trai Kim Jong Un
 

Nghi phạm người Indonesia Siti Aisyah và Đoàn Thị Hương hiện bị buộc tội bôi chất độc thần kinh VX lên mặt "Kim Jong Nam" tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur hôm 13/2. Hiện, cả hai nghi phạm trong độ tuổi 20 này đều không nhận tội.

Siti và Hương cho hay, họ bị lừa tham gia một trò chơi khăm trên truyền hình thực tế. Luật sư hai người này cho rằng họ bị đặc vụ Triều Tiên đánh lừa. Theo giới chức Malaysia, 4 nghi phạm người Triều Tiên đã rời nước này vào ngày "Kim Jong Nam" bị sát hại.

Vụ "Kim Jong Nam" đã gây ra một cuộc tranh cãi lớn giữa Malaysia và Triều Tiên. Bình Nhưỡng hiện bác bỏ mọi cáo buộc.

Hôm 4/10, ngày thứ ba của phiên xử vụ "Kim Jong Nam", luật sư của Hương là Naran Singh đã hỏi chuyên gia Mohamad Shah về những cách chất độc VX có thể nhiễm vào cơ thể một người.

"Cách dễ nhất là qua tiếp xúc da, tiêu hóa, hít, tiêm và qua mắt", nhà nghiên cứu bệnh học khai trước tòa Shah Alam.

Luật sư Naran Singh tiếp tục hỏi, liệu có khả năng 4 nghi phạm khác, từng được đề cập, đã đầu độc nạn nhân trước khi ông ta tới sân bay hay không?. "Có khả năng", ông Mohamad Shah, người khám nghiệm thi thể của "Kim Jong Nam", trả lời.

Máy quay an ninh ghi lại cảnh Hương và Siti tiến gần tới "Kim Jong Nam", xoa lên mặt người này một hóa chất rồi chạy mất. Báo cáo khám nghiệm thi thể cho hay, nạn nhân chết vì chất độc VX.

Tuy nhiên, các chuyên gia tới giờ vẫn hoang mang rằng tại sao hai phụ nữ trên sử dụng hóa chất chết người, từng được liệt vào dạng vũ khí hủy diệt hàng loạt, lại không bị hề hấn gì.

Trước đó, các luật sư đã phải đeo khẩu trang và găng tay khi kiểm tra mẫu máu và miếng gạc trên mặt của "Kim Jong Nam".

Theo VNN

tin mới

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Quân đội Ukraine đã biến tòa nhà của bệnh viện tâm thần khu vực Kharkov ở làng Strelechya thành một cứ điểm và trong quá trình rút lui, chúng đã phá hủy tòa nhà - một tay súng cơ giới của cụm quân phía Bắc với biệt hiệu “Hunter” (Thợ săn), người đã tham gia giải phóng khu định cư này, nói.

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.