Nga đề nghị Mỹ lý giải 'hành động bất thường' ở Syria

Bộ Quốc phòng Nga đã đề nghị Washington giải thích lý do lực lượng Mỹ lại “phớt lờ” ít nhất 300 phiến quân khủng bố được cho là đang đi lại “nhởn nhơ” trong khu vực mà Mỹ kiểm soát tại Syria, Sputnik đưa tin.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov (Ảnh: Sputnik)
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov.  Ảnh: Sputnik

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov ngày 11/10 đã lên tiếng yêu cầu phía Mỹ lý giải vì sao họ lại “làm ngơ” cho những tên khủng bố được cho là tự do đi lại trong khu vực Al-Tanf do Mỹ kiểm soát tại Syria.

Theo ông Konashenkov, phía Nga đã phát hiện ra khoảng 300 phiến quân đang cố chặn tuyến đường nối giữa Damascus và tỉnh Deir ez-Zor, vốn được dùng để cung cấp viện trợ nhân đạo cho người dân và thiết bị quân sự cho quân đội Syria .

Ông Konashenkov cho rằng lệnh ngừng bắn trong vùng phi quân sự ở Syria có thể bị phá hoại sau khi có thêm 600 phiến quân cùng 2 xe mang đồ cứu trợ y tế được bổ sung cho lực lượng khủng bố ở đây.

“Với nguồn tiếp viện đáng kể về nguồn lực, thuốc men và thực phẩm cộng với sự ngầm chấp nhận của Mỹ, không cần phải là chuyên gia cũng có thể đoán được lệnh ngừng bắn sẽ bị ảnh hưởng”, ông Konashenkov nhận định.

Theo ông Konashenkov, ngày 2-3/10 một nhóm gồm 600 phiến quân từ Rukban, nằm trong khu vực al-Tanf do Mỹ kiểm soát đã đi về hướng tây, tràn vào khu vực phi quân sự phía nam thông qua một cửa khẩu cũ ở biên giới Syria - Jordan.

Ông cho rằng, rất có thể 600 phiến quân đến từ al-Tanf có thể đã giành lấy số thuốc men trên từ tay Mặt trận al-Nusra, hoặc đang thông đồng với những tên khủng bố này. Ông Konashenkov cho biết nếu điều này là thật thì Mỹ sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc “phá hoại tiến trình hòa bình ở Syria”.

Trong một diễn biến khác, Giám đốc Vụ Bắc Mỹ tại Bộ Ngoại giao Nga Georgiy Borisenko chia sẻ với Sputnik rằng hành động “bất thường” của Mỹ gần căn cứ al-Tanf dường như muốn chia cắt Syria.

Ông Borisenko còn nhắc lại cáo buộc của Nga rằng Mỹ và lực lượng do Mỹ hậu thuẫn dường như chỉ đang “giả vờ” đánh lại IS ở Syria. “Chúng tôi rất ngạc nhiên về điều đó, nhưng chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục theo dõi tình hình và chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng bất kể hành vi nào liên quan tới khủng bố đều rất nguy hiểm và có thể sẽ dẫn tới hậu quả gậy ông đập lưng ông”.

Ông Borisenko nhấn mạnh rằng việc Nga tham chiến tại Syria trong 2 năm nay là do chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad yêu cầu Moscow trợ giúp, còn việc Washington tham gia vào cuộc chiến tiêu diệt khủng bố ở Syria chưa hề được chính phủ nước này hay Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho phép.

Theo Dân trí

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.