Bí ẩn cuộc gọi ngay trước vụ ám sát cựu Tổng thống Mỹ Kennedy

Một phóng viên Anh đã nhận được cú điện thoại nặc danh khoảng 25 phút trước khi xảy ra vụ ám sát cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy nói rằng “sắp có thông tin giật gân”, Dailymail cho biết.
 

Cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy bị bắn khi đang ngồi trên xe cùng phu nhân ở thành phố Dallas, bang Texas ngày 22/11/1963. Ảnh: EPA
Cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy bị bắn khi đang ngồi trên xe cùng phu nhân ở thành phố Dallas, bang Texas ngày 22/11/1963. Ảnh: EPA

Theo thông tin ghi chép trong tài liệu mật liên quan đến vụ ám sát cựu Tổng thống Mỹ John Kennedy vừa được chính phủ Mỹ công bố, vào ngày 22/11/1963, một nhân vật nặc danh đã gọi điện đến tòa soạn của hãng tin Anh Cambridge News.

Phóng viên Cambridge News, ông nhận cú điện thoại lúc 18h05 giờ GMT ngày 22/11/1963. Người ở đầu dây bên kia gợi ý ông gọi điện tới Đại sứ quán Mỹ ở London để có “tin giật gân”.

Phóng viên này sau đó đã trình báo về nội dung cuộc điện thoại cho giới chức địa phương và cơ quan an ninh MI-5 của Anh. Cuộc gọi được xác định xảy ra chỉ 25 phút trước vụ ám sát Tổng thống Mỹ John Kennedy.

Vào ngày 22/11/1963, Tổng thống Kennedy bị bắn từ phía sau khi đang ngồi trên chiếc xe limousine cùng vợ và được đoàn xe an ninh tháp tùng ở thành phố Dallas, bang Texas. Nghi phạm sau đó được xác định là người đàn ông có tên Lee Harvey Oswald.

Tuy nhiên, hiện chưa rõ có mối liên hệ nào giữa cú điện thoại nặc danh nêu trên với vụ ám sát Tổng thống Mỹ Kennedy hay không. MI-5 cho rằng, thời điểm đó cũng xuất hiện nhiều cú điện thoại nặc danh trên khắp nước Anh liên quan đến vụ bê bối rúng động chính trường Anh thời bấy giờ của nghị sĩ có tên Stephen Ward.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/10 đã cho công bố hơn 2.800 tài liệu mật liên quan đến vụ ám sát cựu Tổng thống John Kennedy năm 1963, trong khi vẫn giữ lại một phần tài liệu để xem xét, đánh giá giá thêm.

Ông chỉ thị xem xét, đánh giá thêm về số tài liệu còn lại trong vòng 180 ngày trước khi quyết định có công bố hay không vì lý do an ninh quốc gia.

Cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy bị ám sát tại Dallas năm 1963. Vụ án đã làm hao tốn rất nhiều giấy mực của dư luận với nhiều thuyết âm mưu. Hàng ngàn cuốn sách, bài báo, chương trình truyền hình và phim ảnh đã khai thác giả thiết vụ ám sát Kennedy là một âm mưu phức tạp. Đến nay, vụ án vẫn là một bí mật chưa lời giải đáp.

Theo Dân trí

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.