Bà Hillary Clinton chỉ trích chính sách của Trump về Iran và Triều Tiên

Cựu ngoại trưởng Mỹ cho rằng cách tiệp cận vấn đề Iran và Triều Tiên của Tổng thống Trump là không hợp lý và vô trách nhiệm.

Bà Hillary Clinton. Ảnh: Politico.
Bà Hillary Clinton. Ảnh: Politico.

Trong cuộc phỏng vấn ghi hình ngày 11/10, phát sóng hôm qua trên CNN, cựu ứng viên tổng thống Mỹ đảng Dân chủ Hillary Clinton nêu ra thắc mắc "vì sao Mỹ lại cùng lúc muốn hai thách thức hạt nhân ở Iran và Triều Tiên", theo Politico.

Cựu ngoại trưởng Clinton cho hay việc Tổng thống Donald Trump muốn rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran là "vô cùng nguy hiểm". "Nó về cơ bản cho thấy những lời lẽ của người Mỹ không tốt đẹp", bà nói và thêm rằng hành động rút lui khỏi một thỏa thuận quốc tế sẽ khiến Mỹ gặp nhiều khó khăn hơn trong tương lai khi thuyết phục các quốc gia khác đồng ý trước bất kỳ thỏa thuận nào với Washington.

Quá trình thương thảo dẫn tới bản thỏa thuận bắt đầu từ lúc bà Clinton còn là ngoại trưởng và khép lại trong nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống Mỹ Barack Obama, khi ông John Kerry đứng đầu Bộ Ngoại giao. Bản thỏa thuận ra đời nhằm mục đích ngăn chặn Iran phát triển vũ khí hạt nhân. Ông Trump thể hiện quan điểm phản đối thỏa thuận này từ lúc còn vận động tranh cử tổng thống vì cho rằng nó chỉ có lợi cho Iran.

Phát biểu trong chương trình "State of the Union" trên kênh CNN ngày 15/10, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho biết vấn đề với bản thỏa thuận nằm ở cách mà Iran thực hiện nó. Theo ông, Tehran thực tế đang chờ tới lúc bản thỏa thuận hết hiệu lực để làm điều gì đó thay vì tuân thủ nó.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu mặt khác lại ủng hộ Tổng thống Mỹ trong vấn đề Iran. "Chúng ta không thể cho phép quốc gia có nên kinh tế lớn gấp 30 lần Triều Tiên này sở hữu kho hạt nhân", ông Netanyahu nói với kênh CBS. "Đấy là một quyết định dũng cảm và tôi nghĩ nó là quyết định đúng đắn cho thế giới".

Tại cuộc phỏng vấn với CNN, bà Clinton còn cho rằng việc ông Trump tham gia vào cuộc khẩu chiến với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chỉ càng làm trầm trọng thêm tình hình và có thể khiến các đồng minh của Mỹ lo ngại trước nguy cơ chạy đua hạt nhân ở Đông Á.

Căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên gần đây gia tăng không chỉ vì Bình Nhưỡng tiếp tục thử hạt nhân và tên lửa, mà còn do những lời chỉ trích và đe nẹt gay gắt lẫn nhau giữa lãnh đạo hai nước.

Trong bài phát biểu đầu tiên tại Liên Hợp Quốc, ông Trump đe dọa phá hủy hoàn toàn Triều Tiên, gọi nhà lãnh đạo nước này là "người tên lửa". Với tuyên bố đáp trả, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dùng các từ như "không phù hợp", "côn đồ" và "người lẩm cẩm" để mô tả ông Trump.

Theo VNE

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.