Trump: Mỹ dùng biện pháp quân sự là 'ngày rất buồn' với Triều Tiên

Tổng thống Trump không muốn có các hành động quân sự đối phó Triều Tiên, nói sẽ là "ngày rất buồn" với Bình Nhưỡng nếu ông buộc phải dùng chúng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters.

"Hành động quân sự sẽ là một lựa chọn. Điều đó có chắc không? Không có gì là chắn chắn", Reuters dẫn lời Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết trong cuộc họp báo ngày 7/9. "Tôi không muốn đi theo hướng quân sự. Nếu chúng tôi có hành động quân sự, đó sẽ là một ngày rất buồn đối với Triều Tiên".

Ông Trump mô tả vụ thử hạt nhân lần 6 của Triều Tiên hôm 3/9 là "hành động tồi tệ" và Bình Nhưỡng "phải dừng lại". Mỹ đang tìm cách gia tăng các lệnh trừng phạt kinh tế để đáp trả Triều Tiên.

Dù Trump nhấn mạnh hiện không phải thời điểm đối thoại với Triều Tiên, các quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ nêu rõ cánh cửa hướng đến một giải pháp ngoại giao vẫn để ngỏ. Các đánh giá của Washington cho thấy mọi cuộc tấn công phủ đầu đều dẫn đến phản ứng đáp trả mạnh mẽ từ Bình Nhưỡng.

Trong khi đó, Trung Quốc ngày 7/9 cho rằng Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nên có thêm hành động với Triều Tiên nhưng vẫn tiếp tục thúc đẩy đối thoại, giúp giải quyết cuộc khủng hoảng.

Mỹ, trong dự thảo nghị quyết trừng phạt, muốn Hội đồng Bảo an áp lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Triều Tiên, cấm Bình Nhưỡng xuất khẩu hàng may mặc, cấm thuê lao động Triều Tiên tại nước ngoài, đóng băng tài sản và cấm đi lại với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Mỹ tiếp tục tăng sức ép với Triều Tiên sau khi nước này thử hạt nhân lần 6 hôm 3/9. Vụ thử hạt nhân, cùng với hàng loạt vụ phóng thử tên lửa, cho thấy Triều Tiên sắp đạt mục tiêu phát triển vũ khí hạt nhân uy lực có tầm bắn tới lãnh thổ Mỹ.

Triều Tiên, đang theo đuổi chương trình hạt nhân và tên lửa bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế, cảnh báo "có biện pháp đáp trả mạnh mẽ" nếu Liên Hợp Quốc ra nghị quyết trừng phạt mới và Mỹ gia tăng áp lực. Bình Nhưỡng cáo buộc Washington muốn gây chiến tranh./.

Theo VNE

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.