Lo Taliban tái chiếm, quân đội Mỹ có thể ở lại Afghanistan thêm 16 năm

(Baonghean.vn) - Theo chiến lược hiện nay của Nhà Trắng nhằm duy trì cam kết tại Afghanistan, các lực lượng Mỹ có thể vẫn hiện diện ở quốc gia Nam Á này thêm 16 năm, hoặc thậm chí nhiều thế hệ tiếp theo.

Sĩ quan cảnh sát Afghanistan đứng gác tại địa điểm xảy ra vụ tấn công liều chết ở thủ đô Kabul. Ảnh: AP
Sĩ quan cảnh sát Afghanistan đứng gác tại địa điểm xảy ra vụ tấn công liều chết ở thủ đô Kabul. Ảnh: AP

Phát biểu tại Trung tâm của National Interest, Tướng Mỹ về hưu John Allen nhấn mạnh: “Tôi nghĩ chúng ta sẽ hiện diện ở đó thêm 16 năm nữa. Tuy nhiên tôi không nghĩ rằng đây là 16 năm tổn thất cho chúng ta”.

Tướng Allen cho biết các lực lượng Mỹ tại Afghanistan có thể “duy trì” trạng thái này vô thời hạn trong khuôn khổ chiến lược mới dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Duy trì cấp độ an ninh của lực lượng Mỹ tại Afghanistan sẽ cho phép quốc gia Nam Á này phát triển năng lực hơn nữa trong vấn đề quản trị và phát triển kinh tế.

Tướng Allen khẳng định chính bởi lí do đó Washington có thể ở đó thêm 16 năm nữa, nước này cũng đã ở Kosovo trong thời gian rất dài, và đóng quân ở bán đảo Sinai (Ai Cập) trong cả một thế hệ.

Tướng Allen cũng nhấn mạnh Mỹ đã có mặt ở Hàn Quốc và Nhật Bản trong nhiều thập kỷ “để giành lấy hòa bình”. Afghanistan có thể không bao giờ trở thành một quốc gia dân chủ chính thức, song Tướng Allen cho rằng lựa chọn duy nhất là duy trì trạng thái hiện nay.

Còn lựa chọn khác là chứng kiến sự sụp đổ của chính quyền Afghanistan và sự nổi lên của một nhà nước Hồi giáo chính thống.

Đồng quan điểm trên, ông James Dobbins, người đứng đầu cơ quan an ninh và quốc phòng thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng Quốc gia (RAND), Mỹ nhấn mạnh trong khi cựu Tổng thống Obama tin rằng tình hình tại Afghanistan là vô vọng và lựa chọn rút quân, thì người kế nhiệm Trump lại nỗ lực giành chiến thắng ở Afghanistan.

Mỹ tiêu tốn tổng cộng gần 1000 tỷ USD cho cuộc chiến ở Afghanistan. Ảnh: AP
Mỹ tiêu tốn tổng cộng gần 1000 tỷ USD cho cuộc chiến ở Afghanistan. Ảnh: AP

Theo ông Dobbins, ông Trump đã ghi dấu ấn, khi cụ thể hóa “chiến thắng” là việc “đánh bại Al Qaeda” và ngăn Taliban kiểm soát lãnh thổ Afghanistan, hơn là việc xây dựng một nền dân chủ thành công. 

Chuyên gia Dobbins lưu ý vấn đề hòa giải với Taliban nằm trong trọng tâm chính sách của Mỹ tại Afghanistan. Và Nga và Iran cũng có lợi ích tại Afghanistan và sẽ cần đóng vai trò trong việc giải quyết xung đột tại nước này.

Tuy nhiên, Nga không bao giờ cảm thấy ‘dễ chịu” với sự hiện diện của Mỹ trong khu vực. Một lý do được giới phân tích đưa ra là Moskva coi Taliban là kẻ thù ít nguy hiểm hơn IS. Do đó, việc Mỹ chỉ chuyên tâm vào việc đánh đuổi Taliban là vấn đề đối với Nga, nước luôn coi IS là mối bận tâm lớn hơn.

Hơn nữa, Nga hi vọng Mỹ sẽ sa lầy tại Afghanistan, trong khi đó họ sẽ tự nghĩ ra một giải pháp khu vực của riêng họ mà không có sự tham gia của Mỹ.

Vậy liệu Mỹ có đủ quyết tâm để tiếp tục hiện diện quân sự trong cuộc chiến ở Afghanistan, vốn có thể kéo dài nhiều thế hệ hay không? Hãy đợi thời gian trả lời./.

Lan Hạ

(Theo National Interest)

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.