Quan chức số 2 Triều Tiên thăm Iran 10 ngày

Chủ tịch Hội đồng Tối cao Triều Tiên ngày 3/8 bắt đầu chuyến thăm 10 ngày tới Iran, một động thái có thể giúp hai nước mở rộng hợp tác.

quan-chuc-so-2-trieu-tien-tham-iran-10-ngay

Chủ tịch Hội đồng Tối cao Triều Tiên Kim Yong Nam. Ảnh: CBS News.

Hãng thông tấn IRNA xác nhận Chủ tịch Hội đồng Tối cao Triều Tiên Kim Yong Nam, quan chức quyền lực thứ hai nước này, đã tới Iran để tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống Iran Hassan Rouhani diễn ra vào hôm qua.

Song với thông tin rằng người đứng đầu quốc hội Triều Tiên dự kiến lưu lại Iran 10 ngày, giới chuyên gia đánh giá chuyến đi còn hướng đến những mục đích khác, trong đó có việc mở rộng hợp tác quân sự.

"Một mối hợp tác khó hiểu đang diễn ra, vì lịch sử cũng như vì ý nghĩa chiến lược của nó, đặc biệt là đối với Iran", CNBC dẫn lời Emily Landau, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia (INSS), trụ sở ở Israel, nhận xét. INSS là cơ quan nghiên cứu độc lập có liên hệ với Đại học Tel Aviv, Israel.

Theo giáo sư Trường Hành chính công John F. Kenedy, Đại học Harvard, chuyên gia về phổ biến vũ khí hạt nhân Matthew Bunn, cả Triều Tiên và Iran đều cảm thấy mối đe dọa nghiêm trọng từ Mỹ và phương Tây. Dù là những quốc gia rất khác nhau nhưng họ phải đối mặt với tình hình giống nhau.

Hai nước có thể nhắm tới việc "mở rộng hợp tác về tên lửa", ông Bunn nhận định. "Thực tế, các tên lửa thế hệ đầu của Iran được cho là mô phỏng theo tên lửa Triều Tiên một cách tương đối".

Giáo sư Bunn không chắc về việc giữa Triều Tiên và Iran có tồn tại mối hợp tác về hạt nhân nào hay không nhưng theo ông, đây "thực sự là một khả năng nguy hiểm".

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã áp lệnh trừng phạt mới với Triều Tiên, có thể cắt giảm một phần ba doanh thu xuất khẩu của nước này. Nghị quyết do Mỹ soạn thảo cấm Triều Tiên xuất khẩu than, sắt, quặng sắt, chì, quặng chì và hải sản. Nó cũng cấm các nước tăng số lao động Triều Tiên đang làm việc ở nước ngoài, cấm các liên doanh mới với Triều Tiên và những hoạt động đầu tư mới trong các liên doanh hiện nay.

Theo VNE

tin mới

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Quân đội Ukraine đã biến tòa nhà của bệnh viện tâm thần khu vực Kharkov ở làng Strelechya thành một cứ điểm và trong quá trình rút lui, chúng đã phá hủy tòa nhà - một tay súng cơ giới của cụm quân phía Bắc với biệt hiệu “Hunter” (Thợ săn), người đã tham gia giải phóng khu định cư này, nói.

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.