Quân bài khiến Triều Tiên chiếm thế thượng phong trước Mỹ

Washington sẽ khó phản ứng nếu Bình Nhưỡng tấn công hạt nhân vì Triều Tiên giữ Seoul và một thành phố Mỹ trong tầm bắn.

Một tên lửa của Triều Tiên. Ảnh: KCNA.

Một tên lửa của Triều Tiên. Ảnh: KCNA.

Nhiều người nói rằng nếu Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân, đó sẽ là một hành động tự tử. Nhưng theo cây bút Eric Talmadge của AP, Triều Tiên có thể leo thang đến một cuộc chiến tranh hạt nhân và vẫn tồn tại. Vụ thử tên lửa ngày 29/8 cho thấy họ có thể đang chuẩn bị để làm điều đó nếu bị dồn vào chân tường.

Triều Tiên chưa bao giờ nói rằng họ sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân để bất ngờ tấn công Mỹ hoặc các đồng minh. Tuy nhiên, giống như Washington, họ đã tuyên bố khá rõ ràng rằng nếu họ bị tấn công hoặc có lý do để tin rằng một cuộc tấn công sắp xảy ra, họ có quyền trả đũa hoặc thậm chí là tấn công phủ đầu.

"Giọt nước tràn ly đối với Triều Tiên" có thể là hoạt động bất thường của quân Mỹ tại Hàn Quốc hoặc căn cứ Mỹ tại Nhật hay các chuyến bay của oanh tạc cơ B-1B từ căn cứ ở đảo Guam.

Nếu ông Kim Jong-un cho rằng Triều Tiên sắp bị tấn công, Bình Nhưỡng có thể nhắm mục tiêu ngay vào căn cứ Mỹ ở Nhật Bản. Một động thái bạo lực hơn sẽ là tấn công một thành phố Nhật Bản như Tokyo. Tấn công hạt nhân sẽ gửi đi thông điệp mạnh nhất, nhưng vũ khí hóa học cũng là một lựa chọn.

Việc Triều Tiên có khả năng tấn công vào đất liền Mỹ bằng tên lửa hạt nhân là điểm mấu chốt để họ có thể tồn tại trong kịch bản này. Đó là lý do ông Kim đã gấp rút hoàn thiện và giới thiệu chúng với thế giới.

"Lý do họ phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) là để răn đe, khiến Mỹ không trả đũa hạt nhân, bởi vì nếu bạn có thể giữ một thành phố Mỹ trong tầm ngắn thì tính toán của Mỹ sẽ luôn thay đổi", Vipin Narang, giáo sư khoa học chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts nhận xét.

"Chúng ta có thực sự sẵn sàng mạo hiểm Los Angeles hay Chicago để trả đũa cho một cuộc tấn công vào căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực không?", ông đặt câu hỏi. "Chắc là không".

Theo Talmadge, Kim Jong-un có lý do chính đáng để lo sợ một cuộc tấn công từ Mỹ. Mỹ nhiều khả năng sẽ không đơn phương bắt đầu một cuộc chiến. Nhưng nếu trường hợp đó xảy ra, Triều Tiên sẽ đối mặt với một kẻ thù mạnh hơn và được trang bị tốt hơn. Một cuộc tấn công thành công của Mỹ có thể trong vài ngày hoặc thậm chí vài giờ tiêu diệt đội ngũ lãnh đạo của Triều Tiên hoặc ít nhất làm gián đoạn bộ máy chỉ huy của họ và phá huỷ một phần đáng kể sức mạnh chiến đấu.

Vì vậy, Triều Tiên có động lực mạnh mẽ để leo thang nhanh chóng, trước khi mất tất cả, Talmadge nhận xét.

Dưới thời ông Kim Nhật Thành và Kim Jong-il, Triều Tiên dựa vào pháo binh thông thường ở phía bắc Khu phi quân sự để cầm chân Washington, cho rằng Mỹ sẽ không tiến hành bất cứ động thái nào có thể kích động Triều Tiên tấn công trả đũa vào thủ đô Seoul của Hàn Quốc vì hậu quả sẽ thảm khốc.

Kim Jong-un lo sợ "các cuộc tấn công chặt đầu rắn" (tấn công nhằm loại bỏ lãnh đạo cao nhất của địch), vì thế, ông ấy coi tên lửa và hạt nhân như một lớp bảo vệ, Talmadge đánh giá.

Chiến lược của ông Kim là vô hiệu hóa lựa chọn quân sự của Washington bằng cách giữ cả Seoul và một thành phố Mỹ làm con tin, trong khi xây dựng khả năng để chống lại đòn tấn công phủ đầu hoặc tấn công trả đũa của Mỹ. Để làm được điều đó, Triều Tiên đang phát triển một loạt tên lửa có thể được phóng từ mặt đất hoặc từ tàu ngầm, dễ dàng cất giấu và vận chuyển đến những địa điểm khó phát hiện.

Trong vài tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thề sẽ trút lửa giận và thịnh nộ lên Triều Tiên nếu họ tiếp tục đe dọa Mỹ.

Narang cho rằng Trump đang muốn răn đe Triều Tiên bằng cách khiến họ nghĩ rằng Mỹ có thể làm tất cả mọi thứ để kết thúc căng thẳng. Tuy nhiên, động thái này của ông không có hiệu quả nhiều. Bình Nhưỡng lại tiếp tục đe dọa Mỹ mà không nhận lại hậu quả lớn. Các thành viên nội các của Trump sau đó đã tìm cách xoa dịu tình hình.

"Khi Trump đưa ra những tuyên bố gay gắt, phụ tá trong chính quyền luôn tìm cách giảm nhẹ nó", ông nói.

Theo VNE

tin mới

Cựu chỉ huy NATO kêu gọi 'vô hiệu hóa' khu vực của Nga

Cựu chỉ huy NATO kêu gọi 'vô hiệu hóa' khu vực của Nga

(Baonghean.vn) - Cựu Tư lệnh đồng minh tối cao NATO James Stavridis đã đề xuất rằng các thành viên của khối quân sự do Mỹ đứng đầu nên "vô hiệu hóa” vùng đất cực tây Kaliningrad của Nga nếu Moskva gây nguy hiểm nghiêm trọng đến an ninh của các nước Baltic.

Bản tin Quốc tế: Nga cảnh báo lực lượng hạt nhân luôn trong tình trạng báo động

Bản tin Quốc tế: Nga cảnh báo lực lượng hạt nhân luôn trong tình trạng báo động

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay gồm một số nội dung: Tổng thống Nga cảnh báo lực lượng hạt nhân luôn trong tình trạng báo động; Nga nêu lý do tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật; Litva tuyên bố sẵn sàng gửi quân đến Ukraine; Mỹ cảnh báo Israel về kết cục của chiến dịch quân sự ở Rafah...

'Món quà' Nga muốn dành cho phương Tây trong Ngày Chiến thắng

'Món quà' Nga muốn dành cho phương Tây trong Ngày Chiến thắng

(Baonghean.vn) - Trước ngày lễ lớn này, giới quan sát phương Tây và cả tướng lĩnh Ukraine đều đưa ra nhận định, quân Nga sẽ kiểm soát hoàn toàn Chasov Yar – một “pháo đài” khác nằm ở phía Tây thành phố Bakhmut. Cùng với đó, một điểm nhấn khác là mệnh lệnh tập trận vũ khí hạt nhân. 

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Báo Mỹ phân tích phản ứng bất ngờ của Chủ tịch Trung Quốc tại Pháp; Moskva sẽ đáp trả gay gắt hành động mới đây của Vương quốc Anh; Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine...

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Rashida Tlaib đã kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và các quan chức cấp cao khác về hành động của nhà nước Do Thái ở Dải Gaza. Thông cáo báo chí của cô được Fox News trích dẫn.

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

(Baonghean.vn) - Odessa là mấu chốt của cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ vì nó nắm giữ chìa khóa dẫn đến Biển Đen, mà còn bởi vì cuộc chiến bản sắc giữa Nga và Ukraine – giữa một quá khứ đế quốc và một tương lai dân chủ. Liệu rằng, Odessa có sáp nhập vào Nga như dự đoán của giới quan sát?

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

(Baonghean.vn) - Tờ Die Welt (Đức) cho rằng, chính sách thận trọng của Thủ tướng Scholz gây ảnh hưởng tới tinh thần của người dân Ukraine. Những người lính nghĩa vụ của Ukraine hiện không muốn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong cuộc xung đột mà họ không thể thắng.