Philippines rúng động vì học sinh bị giết trong cuộc chiến chống ma túy

Cái chết học sinh 17 tuổi ở Philippines gây ra làn sóng phản đối toàn quốc và khiến một loạt cơ quan chính phủ mở cuộc điều tra.

Camera an ninh ghi lại cảnh Kian Delos Santos bị lôi đi. Video: GMA.

Kian Delos Santos bị lôi ra khỏi nhà ở Caloocan, ngoại ô Manila và bị cảnh sát giết trong cuộc đột kích nhằm vào những kẻ buôn ma túy. Những lời cuối cùng của Santos trước khi qua đời vào ngày 16/8 là: "Xin hãy dừng lại. Làm ơn dừng lại. Ngày mai cháu có bài kiểm tra", theo một nhân chứng.

Khám nghiệm tử thi cho thấy Santos bị bắn hai phát vào đầu và một phát ở lưng. Ngay cả Tổng thống Rodrigo Duterte, người rất cương quyết trong chiến dịch chống ma túy, cũng nói rằng có điều gì đó sai trái trong hoạt động của cảnh sát sau khi xem cảnh quay camera an ninh cho thấy hai người đàn ông lôi thiếu niên không tự vệ này đi trên đường.

Cảnh quay đặt ra nghi ngờ về tuyên bố của cảnh sát. Họ nói rằng họ phải bắn chết thiếu niên do cậu này đã rút súng ra kháng cự, theo Guardian.

"Tôi đã xem đoạn băng trên TV và tôi đồng ý rằng cần có một cuộc điều tra. Nếu cuộc điều tra cho thấy một, hai hoặc nhiều người phải chịu trách nhiệm, họ sẽ bị truy tố và phải đi tù nếu bị kết án", ông Duterte nói.

Kể từ khi ông Duterte trở thành tổng thống Philippines, mặc dù bị quốc tế chỉ trích, ông và chiến dịch chống ma túy vẫn nhận được sự ủng hộ trong nước.

Tuy nhiên, cái chết của Santos dường như là một bước ngoặt. Ba cơ quan chính phủ gồm Bộ Tư pháp, thượng viện, và Ủy ban Nhân quyền Philippines đã khởi động điều tra.

Những lời cuối cùng trước khi chết của Santos được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Những người biểu tình hôm qua tụ tập tại Đài tưởng niệm Cách mạng Quyền lực Nhân dân ở Manila để bày tỏ sự phẫn nộ.

philippines-rung-dong-vi-hoc-sinh-bi-giet-trong-cuoc-chien-chong-ma-tuy

Mẹ của Kian Delos Santos đau buồn trước linh cữu của con trai. Ảnh: ABS-CBN.

Địa điểm diễn ra cuộc biểu tình mang tính biểu tượng. Cách mạng Quyền lực Nhân dân là chiến dịch bất tuân dân sự đã lật đổ nhà độc tài Ferdinand Marcos. Phong trào này bắt đầu 34 năm trước, sau cái chết của cựu thượng nghị sĩ Benigno Aquino.

Thượng nghị sĩ Paolo Benigno Aquino IV, cháu của ông Aquino nói trên, cũng tham gia cuộc biểu tình. "Cần phải có sự công bằng cho Santos và các nạn nhân bị lạm dụng bởi nhà nước, dưới bàn tay của những quan chức hành pháp và giới chức".

Teresita Deles, cựu quan chức chính phủ, nói rằng bà hy vọng cái chết của Santos, giống như cái chết của Aquino năm 1983, sẽ khiến nhiều người phải chú ý đến trình trạng bạo lực đang diễn ra.

Bà cho rằng sự bất công trong vụ việc của Santos là không thể phủ nhận. "Chúng ta có nhân chứng, có lời kể về khoảnh khắc cuối đời của cậu ấy, chúng ta biết rằng cậu ấy đã cầu xin cảnh sát vì ngày hôm sau có bài kiểm tra. Rõ ràng đây là một thiếu niên đang cố gắng phấn đấu trong cuộc sống", bà nhận xét.

Theo VNE

tin mới

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân