Hạ viện Brazil bỏ phiếu về đề nghị khởi tố Tổng thống Michel Temer

Hôm nay (2/8), Hạ viện Brazil tiến hành bỏ phiếu về đề nghị khởi tố Tổng thống Michel Temer của Viện kiểm soát.

Đang là mục tiêu của những cáo buộc tham nhũng nghiêm trọng, Tổng thống Brazil Michel Temer hôm nay (2/8) sẽ có câu trả lời về tương lai chính trị của mình. Nếu 2/3 số nghị sĩ, tức 342 trên tổng số 513 phiếu tại Quốc hội bỏ phiếu thông qua đề nghị của Viện kiểm soát, Tòa án tối cao sẽ tiến hành phiên toà hình sự xét xử ông Temer và ông sẽ bị đình chỉ chức vụ trong vòng 6 tháng.

Tổng thống Brazil Michel Temer. (Ảnh: PanAmPost)
Tổng thống Brazil Michel Temer. Ảnh: PanAmPost

Nếu kịch bản trên xảy ra, đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử Brazil, một Tổng thống đương nhiệm bị khởi tố vì tội tham nhũng.

Trong thời gian ông Temer bị đình chỉ chức vụ, lưỡng viện Quốc hội Brazil sẽ phải bầu chọn Tổng thống mới, nắm quyền đến hết nhiệm kỳ vào tháng 1/2019.

Bất chấp việc tỷ lệ tín nhiệm rơi xuống mức thấp kỷ lục, nhà lãnh đạo Brazil vẫn thể hiện sự tin tưởng mạnh mẽ vào khả năng giành được đủ số phiếu cần thiết để  hồ sơ được gác lại sang một bên.

Người đứng đầu nhà nước Brazil cũng nhiều lần yêu cầu Hạ viện quyết định nhanh chóng vì cho rằng Brazil không thể chờ đợi thêm nữa. Theo Tổng thống Temer, đã đến lúc Brazil tiếp tục phải tiến lên phía trước và ông sẽ tôn trọng mọi quyết định được đưa ra.

“Tôi không bao giờ nghĩa rằng nhiệm vụ mà tôi được giao phó sẽ dễ dàng, nhưng những gì mà chúng ta đã làm được, những gì các bạn thấy ngày hôm nay đã cho thấy Brazil đã trở lại con đường phát triển”, ông Temer cho biết.

Hiện mối lo ngại lớn nhất của Tổng thống Temer và đội ngũ của mình chính là làm thể nào để đảm bảo cuộc bỏ phiếu diễn ra suôn sẻ trước những cảnh báo tẩy chay của phe đối lập.

Lực lượng này hi vọng có thể kéo dài tiến trình, trong bối cảnh chỉ số tín nhiệm của chính phủ đang tụt dốc không phanh.

Cả hai phía đều sẽ phải chạy đua nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa một bên là sự cần thiết phải tập hợp càng nhiều phiếu ủng hộ càng tốt với một bên là những quy định phức tạp liên quan tới số nghị sĩ cần thiết để cuộc bỏ phiếu có thể diễn ra.

Trong một phát biểu ngày hôm qua (1/8), Chủ tịch Hạ viện Brazil Rodrigo Maia đã bày tỏ tin tưởng cuộc khủng hoảng đang gây chia rẽ nghiêm trọng tại Brazil sẽ sớm kết thúc, để mang lại sự bình yên cho đất nước.

Sự nghiệp chính trị của Tổng thống Temer bắt đầu sóng gió sau khi một đoạn băng ghi âm được công bố hồi tháng 5 vừa qua trong đó chứng minh việc ông Temer đã thông đồng với cựu Chủ tịch tập đoàn chế biến thực phẩm lớn nhất thế giới JBS trả tiền để “mua sự im lặng” của nhân chứng trong vụ Petrobras.

Một năm sau khi kế nhiệm bà Dilma Rousseff, người đã bị phế truất vì tham nhũng, ông Temer hiện đang phải đối mặt với nguy cơ tương tự.

Ông Jorge Tadeu, chuyên gia phân tích chính trị Brazil nhận định: “Tỷ lệ ủng hộ đối với Tổng thống hiện là rất thấp, 5%, thấp nhất trong lịch sử các đời Tổng thống Brazil kể từ năm 1986. Để có thể vực dậy niềm tin của dân chúng, Chính phủ sẽ phải nỗ lực từng ngày để đưa đất nước thoát khủng hoảng”.

Trước đó hồi tháng 6 vừa qua, ông Temer cũng đã vượt qua được cuộc bỏ phiếu tại Tòa án Bầu cử tối cao nước này về những cáo buộc người đứng đầu nhà nước vi phạm luật tranh cử.

Tuy nhiên, tiến trình bỏ phiếu tại cơ quan lập pháp sẽ mất nhiều thời gian hơn và ông Temer cũng phải nỗ lực nhiều hơn để duy trì sự ủng hộ của các nghị sĩ nhằm đánh bại mọi cáo buộc./.

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.