Những lễ hội đẫm máu nhất thế giới

(Baonghean.vn) - Trên thế giới, nhiều lễ hội đẫm máu như lễ hiến tế 250.000 con vật ở Nepal hay hội đấu bò tót ở Tây Ban Nha cũng vấp phải nhiều ý kiến chỉ trích.

1. Lễ hội Gadhimai Jatra ở Nepal

Có tới 500.000 con vật bị đâm, chọc tiết đến chết trong Gadhimai Jatra, lễ hội diễn ra 5 năm một lần ở Nepal, để tôn vinh nữ thần sức mạnh của người Hindu.  Vì nửa triệu con vật cần phải bị giết trong 2 ngày đầu tiên của lễ hội, nên các thợ mổ thịt trong 48 giờ đồng hồ phải hạ hàng nghìn con trâu, lợn, dê, gà, bồ câu và chuột.
Có tới 500.000 con vật bị đâm, chọc tiết đến chết trong Gadhimai Jatra, lễ hội diễn ra 5 năm một lần ở Nepal, để tôn vinh nữ thần sức mạnh của người Hindu. Vì nửa triệu con vật cần phải bị giết trong 2 ngày đầu tiên của lễ hội, nên các thợ mổ thịt trong 48 giờ đồng hồ phải hạ hàng nghìn con trâu, lợn, dê, gà, bồ câu và chuột.

 2. Đấu bò tót ở Tây Ban Nha

Đấu bò tót là màn trình diễn truyền thống không chỉ diễn ra ở Tây Ban Nha, mà còn ở Bồ Đào Nha, miền nam Pháp và một vài nước như Mexico, Colombia, Ecuador, Venezuala, Peru và Philippine, trong đó bò tót bị đem ra chọc tức rồi giết như một môn thể thao và giải trí.  Rất nhiều người phản đối kết tội đây là môn thể thao đẫm máu. Bồ Đào Nha đã cấm giết bò ở đấu trường, nên những con bò tót sau khi tham gia được đưa về để giết mổ theo đúng quy trình hoặc được chữa trị và thả ra đồng của người chủ.
Đấu bò tót là màn trình diễn truyền thống không chỉ diễn ra ở Tây Ban Nha, mà còn ở Bồ Đào Nha, miền nam Pháp và một vài nước như Mexico, Colombia, Ecuador, Venezuala, Peru và Philippine, trong đó bò tót bị đem ra chọc tức rồi giết như một môn thể thao và giải trí. Rất nhiều người phản đối kết tội đây là môn thể thao đẫm máu. Bồ Đào Nha đã cấm giết bò ở đấu trường, nên những con bò tót sau khi tham gia được đưa về để giết mổ theo đúng quy trình hoặc được chữa trị và thả ra đồng của người chủ.

3. Ngày hội đấm đá ở Bolivia

Vào tháng 5 hàng năm, hàng ngàn người dân bản xứ Quechua từ khắp mọi miền đất nước Bolivia lại tụ tập về ngôi làng hẻo lánh Mancha để tham gia lễ hội truyền thống Tinku - một dịp để người ta hàn gắn xích mích bằng ca hát, nhảy múa, thậm chí bằng... đấm đá trong trạng thái phấn khích sau khi đã uống rượu.
Vào tháng 5 hàng năm, hàng ngàn người dân bản xứ Quechua từ khắp mọi miền đất nước Bolivia lại tụ tập về ngôi làng hẻo lánh Mancha để tham gia lễ hội truyền thống Tinku - một dịp để người ta hàn gắn xích mích bằng ca hát, nhảy múa, thậm chí bằng... đấm đá trong trạng thái phấn khích sau khi đã uống rượu. Người ta thẳng tay choảng nhau đến khi máu nhuộm mặt đất…​Theo những người dân bản địa, máu là món quà để dâng tặng vị thần của mặt đất, thần Pachamama. Và khi máu chảy càng nhiều thì hy vọng có một vụ mùa bội thu càng lớn. Lễ hội này đã khiến nhiều người phải bỏ mạng…​

4. Lễ hội choảng nhau trong dịp Giáng sinh ở Peru

Hàng năm vào ngày lễ Giáng sinh, người dân của cộng đồng Chumbivilcas lại đánh nhau tưng bừng trong ngày lễ hội Takanakuy. Takanakuy từ bao đời nay theo tiếng địa phương của Peru có nghĩa là
Hàng năm vào ngày lễ Giáng sinh, người dân của cộng đồng Chumbivilcas lại đánh nhau tưng bừng trong ngày lễ hội Takanakuy. Takanakuy từ bao đời nay theo tiếng địa phương của Peru có nghĩa là "khi máu sôi sục", đó là lễ kỷ niệm hàng năm tạo cơ hội cho người dân để giải quyết những hiềm khích cá nhân trong cộng đồng theo cách rất xưa: sử dụng bạo lực. Tất cả mọi người đều có quyền tham dự lễ hội này. Đàn ông chủ yếu sử dụng nắm đấm để thể hiện sức mạnh.​Bên cạnh việc giải quyết mâu thuân cá nhân, một số người tham gia để chứng tỏ lòng dũng cảm.​

5. Lễ hội ném dê

Vào mỗi Chúa nhật thứ tư của tháng hai hàng năm, người dân của ngôi làng Manganeses de la Polvorosa ở Tây Ban Nha lại tổ chức lễ hội Ném Dê. Sự kiện chính của lễ hội rất thú vị này là đàn ông trong làng sẽ đem một con dê lên sân thượng của một tháp chuông, và ném chú dê xuống những dân làng ở dưới đất và họ cố đỡ nó bằng một tấm chăn. Mặc dù không ai chắc chắn về nguồn gốc của phong tục này nhưng nó đã được thực hiện trong hàng thế kỷ. Tuy nhiên vào năm 2002, các nhà hoạt động vì động vật đã tổ chức chiến dịch phản đối phong tục này và thành công, từ đó, dê đồ chơi được sử dụng thay vào.  Nguồn : https://bloganchoi.com/10-le-hoi-doc-la-tren-the-gioi-chung-to-con-nguoi-co-the-an-mung-vi-bat-cu-dieu-gi/
Vào mỗi Chúa nhật thứ tư của tháng hai hàng năm, người dân của ngôi làng Manganeses de la Polvorosa ở Tây Ban Nha lại tổ chức lễ hội Ném Dê. Sự kiện chính của lễ hội rất thú vị này là đàn ông trong làng sẽ đem một con dê lên sân thượng của một tháp chuông, và ném chú dê xuống những dân làng ở dưới đất và họ cố đỡ nó bằng một tấm chăn. Mặc dù không ai chắc chắn về nguồn gốc của phong tục này nhưng nó đã được thực hiện trong hàng thế kỷ. Tuy nhiên vào năm 2002, các nhà hoạt động vì động vật đã tổ chức chiến dịch phản đối phong tục này và thành công, từ đó, dê đồ chơi được sử dụng thay vào.

6. Lễ hội thảm sát cá heo ở hòn đảo Faroe của Đan Mạch

Hơn ba thế kỷ qua, người dân quần đảo này đã giết trung bình 838 con cá voi hoa tiêu mỗi năm, theo một nghiên cứu năm 2012.
Hơn ba thế kỷ qua, người dân quần đảo này đã giết trung bình 838 con cá voi hoa tiêu mỗi năm, theo một nghiên cứu năm 2012.  Đây là một truyền thống lâu đời, tuy nhiên lại quá tàn bạo. Tờ báo viết ở Anh đã từng có truyền thống lâu đời đặt bẫy gấu và bò tót, hay chọi gà và những vụ hành quyết công khai. Tuy nhiên xã hội chúng ta trở nên văn minh hơn và do đó các thú tiêu khiển khát máu như vậy đã bị loại bỏ.

Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí.