Mỹ-Nhật-Hàn cân nhắc biện pháp đối với Triều Tiên

Ngày 29/7, Nhật Bản và Mỹ khẳng định sự cần thiết gia tăng "áp lực cao nhất có thể" đối với Triều Tiên sau khi nước này tiến hành thêm một vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) vào đêm trước đó.

Trao đổi với phóng viên, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết ông và người đồng cấp Rex Tillerson đã thống nhất trong cuộc điện đàm rằng "không thể tha thứ" cho hành động của phía Bình Nhưỡng liên quan đến vụ phóng tên lửa đêm 28/7, được cho là đã rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. 

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 của Triều Tiên được phóng tại một địa điểm bí mật ở Triều Tiên. Ảnh: YONHAP/TTXVN

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 của Triều Tiên được phóng tại một địa điểm bí mật ở Triều Tiên. Ảnh: YONHAP/TTXVN

Ngoại trưởng Kishida nêu rõ: "Chúng tôi khẳng định rằng 2 nước và cùng với Hàn Quốc sẽ hợp tác chặt chẽ nhằm hướng tới việc thông qua một nghị quyết mới của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, bao gồm các biện pháp nghiêm khắc hơn với Triều Tiên" cũng như kêu gọi Trung Quốc và Nga cùng tham gia giải quyết cuộc khủng hoảng này. 

Ngay sau đó, Ngoại trưởng Kishida cũng có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung Wha, nhất trí duy trì kênh liên lạc chặt chẽ. 

Trước đó, phát biểu ngay sau khi Bình Nhưỡng tiến hành phóng tên lửa, Thủ tướng Shinzo Abe cũng chỉ trích vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên, coi đây là "mối đe dọa nghiêm trọng và hiện hữu" đối với an ninh của Nhật Bản, đồng thời khẳng định chừng nào Triều Tiên còn tiếp tục hành động khiêu khích như vậy "chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc phối hợp chặt chẽ với Mỹ, Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế bao gồm cả Nga và Trung Quốc để gia tăng áp lực hơn nữa đối với Bình Nhưỡng". 

Trong một phản ứng tiếp theo, ngày 29/7, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã chỉ đạo chính phủ mở ngay các cuộc tham vấn với Mỹ để xem xét lại nguyên tắc chỉ đạo về tên lửa đạn đạo, nhằm tăng gấp đôi giới hạn khối lượng chất nổ trong tên lửa lên 1 tấn. 

Phát biểu với các phóng viên, Trưởng bộ phận báo chí của tổng thống Yoon Young-chan cho biết theo chỉ thị của tổng thống, các quan chức an ninh Seoul đã đưa ra một đề xuất chính thức với Washington về vấn đề này và đã nhận được phản hồi tích cực. 

Cùng ngày, Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland ã lên án vụ thử tên lửa đạn đạo mới nhất của Triều Tiên.Tuyên bố nhấn mạnh đây là vụ thử tên lửa liên lục địa thứ hai và là một hành động vi phạm trực tiếp của Triều Tiên đối với các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Theo Baotintuc.vn

tin mới

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Quân đội Ukraine đã biến tòa nhà của bệnh viện tâm thần khu vực Kharkov ở làng Strelechya thành một cứ điểm và trong quá trình rút lui, chúng đã phá hủy tòa nhà - một tay súng cơ giới của cụm quân phía Bắc với biệt hiệu “Hunter” (Thợ săn), người đã tham gia giải phóng khu định cư này, nói.

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.