Lý do Mỹ không tung đòn ám sát khi Kim Jong-un đứng gần tên lửa

Mỹ có thể không phóng tên lửa vào lãnh đạo Triều Tiên vì muốn tránh gây kích động với Bình Nhưỡng.

ly-do-my-khong-tung-don-am-sat-khi-kim-jong-un-dung-gan-ten-lua

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un quan sát ICBM sau khi khai hỏa ngày 4/7. Ảnh: KCNA.

Khi Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-14 hôm 4/7, các nhân viên quân sự và tình báo Mỹ không chỉ nắm được toàn bộ hoạt động của kíp phóng trong vòng 70 phút mà còn theo sát mọi động thái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Business Insider ngày 12/7 đưa tin.

Trước đó, Lầu Năm Góc cũng xác nhận trinh sát cơ RC-135S của họ tại Nhật Bản đã phát hiện tên lửa Hwasong-14 ngay từ giai đoạn nạp nhiên liệu và theo dõi sát toàn bộ quá trình phóng.

Theo các chuyên gia quân sự của Diplomat, đây là thời điểm rất thích hợp để Mỹ tung đòn tấn công phủ đầu, đặc biệt là khi những hình ảnh do truyền thông Triều Tiên công bố cho thấy ông Kim đã hút thuốc lá và đứng sát bệ tên lửa trong quá trình chuẩn bị phóng. Nhiên liệu lỏng sử dụng trên tên lửa Hwasong-14 rất dễ bắt cháy và phát nổ ngay trên bệ phóng, có thể phá hủy mọi mục tiêu ở xung quanh.

Điều khiến các nhà phân tích ngạc nhiên là Mỹ đã không có bất cứ động thái nào để thực hiện đòn tấn công như vậy, dù nhà lãnh đạo Triều Tiên đã nằm trong tầm ngắm của tên lửa Mỹ trong hơn một giờ.

Trước đó, cả Mỹ và Hàn Quốc đã nhiều lần đề cập tới biện pháp quân sự đối với Triều Tiên, trong đó không loại trừ phương án tấn công phủ đầu nhắm vào nhà lãnh đạo Kim Jong-un và các chỉ huy cấp cao quân đội Triều Tiên.

Rodger Bake, chuyên gia hàng đầu về châu Á - Thái Bình Dương và Nam Á thuộc Viện phân tích chiến lược Stratfor, cho rằng các chiến lược gia Mỹ đã quyết định không hành động và cố tình công bố thông tin này như một thông điệp mạnh mẽ gửi tới Triều Tiên.

Theo Bake, bằng việc để Triều Tiên biết được rằng lãnh đạo nước mình đã bị theo dõi chặt chẽ trong vụ phóng ICBM, Washington muốn Bình Nhưỡng thấy rằng họ chỉ tìm cách trấn an thay vì kích động Triều Tiên, cũng như việc ám sát lãnh đạo hay lật đổ chính quyền không phải là mục tiêu của Mỹ.

Mỹ và Hàn Quốc sau đó tổ chức cuộc tập trận tên lửa chung với sự tham gia của các loại tên lửa dẫn đường chính xác như ATACMS, Hyunmoo-II. Đây dường như là cách để Mỹ chứng tỏ với Triều Tiên rằng họ hoàn toàn có khả năng tấn công để ám sát ông Kim hoặc ngăn chặn cuộc phóng thử này, nhưng họ không muốn hành động như vậy.

ly-do-my-khong-tung-don-am-sat-khi-kim-jong-un-dung-gan-ten-lua-1

Ông Kim Jong-un hút thuốc bên cạnh tên lửa Hwasong-14 trước khi khai hỏa. Ảnh: KCNA.

Washington có thể hy vọng rằng nếu họ chứng minh được việc Mỹ không có ý định ám sát ông Kim, Bình Nhưỡng có thể tự ngừng mọi chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân. Trong trường hợp Triền Tiên vẫn tiếp tục những hành động khiêu khích, Mỹ có thể tung đòn tấn công chính xác nhắm vào ICBM Triều Tiên cũng như ông Kim vào thời điểm thuận lợi, Bake nhận định.

"Thay vì ám sát ông Kim và kích động phản ứng có thể rất mạnh từ Triều Tiên, Mỹ chọn cách đưa ra thông điệp rằng cách tốt nhất để bảo vệ chế độ là ông Kim nên ngồi ở nhà và đừng đến gần động cơ tên lửa nguy hiểm vốn có thể nổ tung bất cứ lúc nào", chuyên gia Baker nhấn mạnh./.

Theo VNE

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.