Hậu quả nếu chiến tranh biên giới Trung-Ấn nổ ra

Cuộc chiến giữa Trung Quốc và Ấn Độ có thể gây thiệt hại nặng nề cho hai nước và ảnh hưởng lớn tới kinh tế toàn cầu.

 Lính Trung Quốc và Ấn Độ xô xát ở biên giới.

Tờ Global Times của Trung Quốc mới đây cảnh báo sẽ nổ ra "đối đầu tổng lực" nếu Ấn Độ không rút quân khỏi cao nguyên Doklam, khu vực tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Bhutan. Giới quan sát cho rằng một cuộc chiến tranh biên giới giữa hai nước giống như năm 1962 sẽ khó lặp lại, bởi hậu quả mà nó gây ra sẽ vô cùng thảm khốc, theo National Interest.

Theo chuyên gia quân sự Kyle Mizokami, trong trường hợp một sự cố phát sinh ở vùng biên giới tranh chấp giữa hai nước không được kiểm soát tốt làm bùng lên xung đột, quân đội hai quốc gia sẽ chỉ giới hạn giao tranh bằng các loại vũ khí thông thường, không chủ trương tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân bởi đó sẽ là kịch bản hủy diệt cho cả hai bên.

Giống các cuộc chiến hiện đại, cuộc chiến Trung - Ấn sẽ diễn ra cả trên bộ, trên biển và trên không. Biên giới trên bộ với địa hình rừng núi hiểm trở sẽ hạn chế đáng kể việc sử dụng các loại khí tài bộ binh, trong khi cuộc chiến trên không sẽ gây thiệt hại lớn nhất. Át chủ bài duy nhất giúp Ấn Độ chiếm lợi thế là hải chiến, vì điều này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế Trung Quốc.

Khi xung đột nổ ra, hai nước sẽ huy động lực lượng không quân rất lớn, khiến tính chất cuộc chiến khác xa với biến cố năm 1962. Cả New Delhi và Bắc Kinh đều sở hữu lực lượng máy bay chiến thuật lớn, đủ sức thực hiện nhiều nhiệm vụ trên chiến trường. Các đơn vị không quân Trung Quốc thuộc chiến lược khu Lan Châu sẽ tập kích bang Punjab, Himchal Pradesh và Uttarakhand, trong khi chiến đấu cơ từ chiến lược khu Thành Đô sẽ tấn công bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ.

Chiến lược khu Lan Châu sở hữu lượng lớn tiêm kích J-11 và J-11B, cùng hai trung đoàn oanh tạc cơ chiến lược H-6 và nhiều tiêm kích đánh chặn J-7, J-8. Việc không có căn cứ tiền phương ở Tân Cương khiến chiến lược khu Lan Châu chỉ đủ sức tiến hành chiến dịch tập kích đường không hạn chế nhằm vào miền bắc Ấn Độ. Trong khi đó, chiến lược khu Thành Đô sở hữu tiêm kích J-11A và J-10 tối tân, nhưng lại có ít sân bay quân sự ở khu vực Tây Tạng sát biên giới Ấn Độ.

Trung Quốc cũng có thể triển khai lực lượng tên lửa chiến lược với 2.000 tên lửa đạn đạo DF-11, DF-15 và DF-21 tới sát biên giới với Ấn Độ. Việc điều động các đơn vị tên lửa này tới biên giới phía tây giúp Trung Quốc đe dọa hàng loạt mục tiêu chiến lược của đối phương, nhưng sẽ để hở toàn bộ sườn phía đông giáp biển.

vien-canh-kho-xay-ra-voi-cuoc-chien-2-6-ty-nguoi-trung-an

Trung Quốc có thể dựa phần lớn vào lực lượng tên lửa chiến lược. Ảnh: Arms Control Wonk.

Trong khi đó, không quân Ấn Độ có khả năng chiếm ưu thế và kiểm soát không phận tốt hơn đối thủ.  Phi đội 230 tiêm kích đa năng Su-30MKI, 69 tiêm kích MiG-29 và hàng loạt chiến đấu cơ Mirage 2000 tỏ ra vượt trội so với máy bay Trung Quốc, ít nhất cho đến khi tiêm kích tàng hình J-20 đạt khả năng vận hành thực tế.

Ấn Độ có đủ chiến đấu cơ để tham chiến trên hai mặt trận, trong trường hợp không quân Pakistan nhảy vào tham chiến hỗ trợ Trung Quốc. New Delhi cũng bố trí nhiều hệ thống phòng không tầm trung Akash để bảo vệ các căn cứ không quân và mục tiêu giá trị cao.

Trong ngắn hạn, Ấn Độ có thể tự tin đối phó với không quân Trung Quốc, nhưng họ không có cách nào chặn đứng được cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình của nước này. Một nửa miền bắc Ấn Độ nằm trong tầm bắn của các đơn vị tên lửa Trung Quốc ở Tân Cương và Tây Tạng. New Delhi chưa triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo hiệu quả, cũng không có khả năng tiêu diệt các bệ phóng tên lửa của đối phương.

Bộ binh sẽ không có vai trò lớn trong cuộc chiến này. Biên giới hai nước là những dãy núi, cao nguyên gồ ghề, không có cơ sở hạ tầng vận tải, khiến bộ binh cơ giới rất khó triển khai. Các đợt tấn công bộ binh quy mô lớn dễ dàng bị pháo binh chặn đứng. Hai bên sẽ tìm cách cầm chân nhau trên bộ và giành giật từng khu vực nhỏ.

Xung đột Ấn Độ - Trung Quốc nhiều khả năng được giải quyết ở trên biển. Việc kiểm soát Ấn Độ Dương giúp Ấn Độ nắm giữ yết hầu của Trung Quốc. Lực lượng tàu ngầm và chiến hạm mặt nước của Ấn Độ có thể dễ dàng cắt đứt tuyến hàng hải thương mại giữa Trung Quốc với châu Âu, Trung Đông và châu Phi. Hải quân Trung Quốc sẽ cần tối thiểu một tuần để bố trí đủ lực lượng phá thế phong tỏa này. Việc này cũng rất khó khăn khi chiến hạm Trung Quốc phải hoạt động trên khu vực Ấn Độ Dương rộng lớn, xa các căn cứ hậu cần ở đất liền.

Hoạt động phong tỏa trên biển của Ấn Độ sẽ buộc tàu hàng Trung Quốc phải chuyển hướng sang Tây Thái Bình Dương, nơi họ dễ bị hải quân Australia, Nhật Bản và Mỹ cản trở.

Trung Quốc phải nhập khẩu 87% lượng nhu cầu dầu mỏ, chủ yếu từ Trung Đông và châu Phi. Dự trữ dầu mỏ chiến lược của nước này chỉ đủ cung cấp trong khoảng 77 ngày, buộc Bắc Kinh phải tìm cách chấm dứt chiến tranh nhanh chóng.

vien-canh-kho-xay-ra-voi-cuoc-chien-2-6-ty-nguoi-trung-an-1

Hải quân Ấn Độ có thể cắt đứt nguồn cung dầu trên biển của Trung Quốc. Ảnh: Jagruk Bharat.

Cuộc chiến Trung - Ấn sẽ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng có thể để lại hậu quả nặng nề với nền kinh tế toàn cầu. "Đây có thể là yếu tố thúc đẩy hai nước tìm giải pháp đối thoại để giải quyết khủng hoảng để tránh chiến tranh nổ ra", Mizokami nhấn mạnh.

Theo VNE

tin mới

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Báo Mỹ phân tích phản ứng bất ngờ của Chủ tịch Trung Quốc tại Pháp; Moskva sẽ đáp trả gay gắt hành động mới đây của Vương quốc Anh; Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine...

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Rashida Tlaib đã kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và các quan chức cấp cao khác về hành động của nhà nước Do Thái ở Dải Gaza. Thông cáo báo chí của cô được Fox News trích dẫn.

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

(Baonghean.vn) - Odessa là mấu chốt của cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ vì nó nắm giữ chìa khóa dẫn đến Biển Đen, mà còn bởi vì cuộc chiến bản sắc giữa Nga và Ukraine – giữa một quá khứ đế quốc và một tương lai dân chủ. Liệu rằng, Odessa có sáp nhập vào Nga như dự đoán của giới quan sát?

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

(Baonghean.vn) - Tờ Die Welt (Đức) cho rằng, chính sách thận trọng của Thủ tướng Scholz gây ảnh hưởng tới tinh thần của người dân Ukraine. Những người lính nghĩa vụ của Ukraine hiện không muốn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong cuộc xung đột mà họ không thể thắng. 

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bao gồm 97 điểm về mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm bảo toàn dân số, phúc lợi của người dân, sự bền vững của nền kinh tế, và dẫn đầu về công nghệ.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.