Cuộc gặp Trump-Putin là phép thử quan hệ song phương

(Baonghean.vn)- Giới chuyên gia nhận định cuộc gặp song phương giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin trong ngày 7/7 sẽ là phép thử đầu tiên về khả năng liệu Tổng thống Trump có thể cải thiện mối quan hệ hiện đang căng thẳng với Moskva hay không. 

Ông Darrell West, chuyên gia phân tích chính trị thuộc Viện Brookings (Mỹ) cho hay: “Cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và người đồng cấp Putin là một phép thử quan trọng cho mối quan hệ của chính quyền mới của Washington với Moskva”. 

 Cuộc gặp Trump-Putin là phép thử quan hệ song phương. Ảnh: AP
Cuộc gặp Trump-Putin là phép thử quan hệ song phương. Ảnh: AP

Quả thực, có nhiều nguồn cơn gây nên căng thẳng giữa hai cường quốc thế giới này, như việc Mỹ cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016. Cuộc chiến tại Syria, vai trò của Iran, và căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên cũng là những vấn đề gây căng thẳng giữa Moskva và Washington. 

Chuyên gia West nêu rõ: “Thật khó để tạo nên tiến triển trong tất cả những vấn đề này, tuy nhiên mọi người đều trông chờ những vấn đề gì sẽ được nêu bật và liệu có bất kỳ điểm nào mà hai bên đồng thuận hay không”.

Một chuyên gia khác là Nile Gardiner, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Tự do Margaret Thatcher thuộc Quỹ Di sản cho rằng: “Đó sẽ là một phép thử quan trọng cho Tổng thống Mỹ Trump, khi đối đầu với một đối phương dạn dày kinh nghiệm hơn rất nhiều”, ám chỉ việc Tổng thống Nga Putin đã tham gia nhiều cuộc gặp tương tự trong nhiều thập kỷ.

Ông Gardiner nhận định: “Tổng thống Putin coi những cuộc trao đổi này như một ván cờ, rất nhiều quân cờ di chuyển trên bàn cờ”.

 Đề cập tới chuyến thăm Ba Lan của Tổng thống Trump, ông West nhấn mạnh hai nhà lãnh đạo Mỹ và Ba Lan có nhiều điểm tương đồng, đồng thời đề cập mối quan hệ mang tính đối đầu lịch sử giữa Nga và Ba Lan.

Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ  Henry Kissinger xem cuộc gặp Trump-Putin là cơ hội hàn gắn quan hệ song phương. Ảnh: Reuters
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Henry Kissinger xem cuộc gặp Trump-Putin là cơ hội hàn gắn quan hệ song phương. Ảnh: Reuters

Chuyên gia West cho rằng: “Nếu Nga thách thức các nước láng giềng, ông Trump nhiều khả năng sẽ nghiêng về lập trường cứng rắn hơn chống lại nước này. Ông ấy mong muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với Moskva, song ông ấy hiểu quá khứ và biết rằng có nhiều thứ phải vượt qua”. 

Dự kiến, có nhiều vấn đề được cả hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ thảo luận trong cuộc gặp trực tiếp lần đầu tiên, bao gồm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, khủng hoảng di cư tại châu Âu, cuộc chiến tại Syria.

Vấn đề khác là khủng hoảng tại Ukraine, và Nga sẽ mong muốn Mỹ hạn chế các biện pháp trừng phạt áp đặt lên nước này, mặc dù theo chuyên gia Gardiner, phía Moskva sẽ không có bất kỳ thỏa hiệp nào. Ông Gardiner hy vọng: “Tổng thống Mỹ vẫn sẽ giữ nguyên lập trường về các vấn đề trừng phạt Nga khi ông ấy gặp người đồng cấp Putin”./.

Lan Hạ

(Theo THX)

tin mới

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí.