Vụ cô lập ngoại giao: Mỹ cố gắng dàn hòa giữa Qatar và Saudi Arabia

Qatar là một nước nhỏ cả về diện tích và dân số nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng về chính trị và ngoại giao đối với cường quốc Mỹ.

Hôm 5/6 các quan chức Mỹ đương nhiệm và đã nghỉ hưu tiết lộ, Mỹ sẽ cố gắng làm dịu tình hình căng thẳng giữa 2 quốc gia Hồi giáo láng giềng vùng Vịnh là Saudi Arabia và Qatar. Theo họ, vai trò “quá quan trọng” của Qatar đối với các lợi ích quân sự và ngoại giao của Mỹ khiến Mỹ không thể để yên cho nước này bị cô lập.

vu co lap ngoai giao my co gang dan hoa giua qatar va saudi arabia hinh 1
Bản đồ Qatar. Ảnh: Reuters.

Các quan chức nói trên cho biết, Mỹ đã bị đánh đúng chỗ hiểm khi đồng thời với Ai Cập và UAE, đồng minh Saudi Arabia đã quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar.

Khi công bố quyết định cắt đứt quan hệ, Saudi Arabia tố cáo Qatar đã hỗ trợ nước Iran theo dòng Hồi giáo Shiite  - quốc gia cạnh tranh ảnh hưởng khu vực với Riyadh. Saudi Arabia cũng tố Iran hỗ trợ các chiến binh Hồi giáo cực đoan thánh chiến.

Lợi ích của Mỹ khi bảo vệ Qatar

Washington có nhiều lý do thúc đẩy sự hòa hợp bên trong khu vực này. Qatar là nơi Mỹ đặt căn cứ không quân lớn nhất của họ ở Trung Đông, đó là căn cứ Al Udeid, nơi Mỹ lấy làm bàn đạp mở các cuộc không kích nhằm vào tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria và Iraq.

Trong khi đó, đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump xác định một trong các ưu tiên trong nhiệm kỳ là đánh bại IS.

Mặt khác Qatar sẵn sàng cho các tổ chức như Hamas và Taliban có mặt tại đây. (Hamas bị Washington gọi là tổ chức khủng bố, còn Taliban là lực lượng chiến đấu chống quân Mỹ ở Afghanistan trong hơn 15 năm). Điều này tạo điều kiện cho Mỹ có thể dễ dàng liên hệ với các nhóm trên khi cần thiết.

Một quan chức Mỹ giấu tên nói: “Chắc chắn là hữu ích. Có nơi để chúng tôi gặp đại diện của Taliban. Hamas cũng vậy, họ có nơi để vừa bị cô lập vừa có thể tìm gặp để thương thảo”.

Các quan chức được Reuters phỏng vấn cho biết họ không nhận diện được chính xác điều gì đã khiến các nước Arab nói trên cùng phối hợp với nhau trong việc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar. Yemen, Libya và Maldives sau đó cũng thực hiện hành động tương tự.

Saudi ỷ Mỹ để cô lập Qatar

Họ cho biết, có thể Saudi Arabia cảm nhận rõ sự nồng ấm mà Tổng thống Mỹ Trump dành cho họ khi ông thăm Riyadh vào tháng 5 vừa qua và đây là cơ sở để Saudi quyết định thực thi hành động cứng rắn chống lại Iran (Qatar là chỗ thân thiết với Iran).

Một cựu quan chức Mỹ nói: “Nghi ngờ của tôi là họ đã trở nên táo bạo nhờ vào chuyến công du của ông Trump... Họ cảm thấy là mình đã nhận được một động thái giống như hậu thuẫn...”.

Tại Riyadh, ông Trump đã kêu gọi lãnh đạo Arab và Hồi giáo “đánh bật các phần tử khủng bố”.

Tổng thống Trump chỉ nêu riêng Iran là nguồn cung cấp tiền và hỗ trợ cho các nhóm thánh chiến.

Một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ nói với Reuters rằng Mỹ không nhận được tín hiệu nào từ phía Saudi Arabia và UAE về điều sắp xảy ra.

Hôm 5/6 Nhà Trắng nói rằng họ cam kết sẽ nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng ở Vùng Vịnh.

Tìm cách hòa giải

Các quan chức Mỹ thuộc nhiều cơ quan khác nhau nhấn mạnh mong muốn hòa giải giữa Qatar và nhóm do Saudi Arabia đứng đầu.

Qatar có khoảng 2,5 triệu người và sở hữu các nguồn dự trữ khí đốt tự nhiên. Một quan chức giấu tên trong chính quyền ông Trump nói: “Chúng tôi không muốn chứng kiến tình trạng rạn nứt kéo dài”.

Theo quan chức nói trên, Mỹ sẽ cử một đại điện tham gia nếu các quốc gia trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) này gặp gỡ để thảo luận mối quan hệ căng thẳng với Qatar... Chúng tôi muốn đưa họ đi đúng hướng”.

Việc Qatar hậu thuẫn cho các phần tử Hồi giáo chủ nghĩa có từ thời cha của lãnh đạo Qatar hiện nay đưa ra quyết định chấm dứt truyền thống quy phục Saudi Arabia và xây dựng các đồng minh mới càng rộng rãi càng tốt.

Trong nhiều năm Qatar đã thể hiện mình là một trung gian hòa giải cho nhiều tranh chấp trong khu vực.

Nhưng, Ai Cập và các quốc gia Vùng Vịnh bất mãn với việc Qatar ủng hộ các phần tử Hồi giáo chủ nghĩa, đặc biệt là tổ chức Anh em Hồi giáo mà họ xem là kẻ thù chính trị./.

Theo VOV

tin mới

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân