Thủy thủ gốc Việt thiệt mạng trên tàu khu trục Mỹ bị đâm

Trong số 7 thủy thủ Mỹ thiệt mạng trên tàu chiến bị đâm có người gốc Việt tên là Ngoc "Tan" Truong Huynh.

thuy-thu-goc-viet-thiet-mang-tren-tau-khu-truc-my-bi-dam

Ngoc "Tan" Truong Huynh trong lần đầu tiên gặp mặt cháu gái hồi năm ngoái. Ảnh: Hartford Courant

Kỹ thuật viên hệ thống thủy âm Ngoc "Tan" Truong Huynh đến từ thành phố Watertown, bang Connecticut, Mỹ bước sang tuổi 25 đúng vào ngày xảy ra vụ va chạm giữa khu trục hạm Mỹ USS Fitzgerald và tàu hàng Philippines ngoài khơi Nhật Bản cuối tuần trước, cướp đi sinh mạng của anh và 6 thủy thủ khác, theo Hartford Courant.

Lan Thi Huynh, 23 tuổi, em gái Ngoc "Tan" Truong Huynh, cho biết anh trai mình gia nhập hải quân Mỹ từ năm 2014. "Anh ấy muốn làm điều gì đó phiêu lưu", cô nói. "Chúng tôi sẽ luôn nhớ tới anh ấy với hình ảnh một người vị tha, trầm lặng và nụ cười rạng rỡ".

Theo Lan Thi Huynh, lần cuối cô gặp anh trai là vào năm ngoái khi Ngoc đóng quân ở San Diego. Cô kể anh trai mình đã không giấu nổi niềm vui sướng khi lần đầu tiên được gặp cháu gái tại sở thú San Diego.

Lan cho hay quãng thời gian nhà chức trách tìm kiếm và xác nhận người thiệt mạng trên chiếc tàu khu trục bị đâm thực sự là ác mộng đối với gia đình cô. "Chúng tôi gần như thức trắng đêm, ngồi đó và khóc. Chúng tôi liên tục cập nhật website của hải quân để ngóng thông tin".

Tàu Fitzgerald va chạm với tàu hàng Philippines vào khoảng 2h30 ngày 17/6 ở vùng biển giao thông đông đúc cách thành phố Yokosuka, Nhật Bản, gần 104 km về phía tây nam.

Ngoài Ngoc "Tan" Truong Huynh, 6 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng còn lại gồm Dakota Kyle Rigsby, Shingo Alexander Douglass, Noe Hernandez, Carlosvictor Ganzon Sibayan, Xavier Alec Martin và Gary Leo Rehm Jr.

Theo phó đô đốc Joseph P. Aucoin, chỉ huy Hạm đội 7, hải quân Mỹ, phần lớn thủy thủ đang ngủ vào thời điểm khu trục hạm Fitzgerald bị đâm. Fitzgerald có nguy cơ chìm sau va chạm nhưng thủy thủ đoàn đã nỗ lực để cứu tàu. Tối 17/6, tàu trở về căn cứ hải quân Yokosuka, phía nam thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Mỹ và Nhật Bản đang điều tra xác định vì sao một tàu hàng cỡ lớn lại có thể đâm vào một tàu chiến nhỏ hơn trong điều kiện trời quang đãng.

Theo VNE

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.