Khám nghiệm tử thi sinh viên Mỹ bị Triều Tiên bắt sẽ tiết lộ điều gì?

Nếu được phép khám nghiệm tử thi của Otto Warmbier, sinh viên Mỹ vừa trở về từ Triều Tiên, các nhà điều tra sẽ tìm thấy điều gì?

Điều đã xảy ra với Otto Warmbier trong khi sinh viên này bị giam giữ ở Triều Tiên vẫn là bí mật. Sau cái chết của Otto, cha mẹ của cậu yêu cầu các nhân viên điều tra không khám nghiệm tử thi con trai họ.

kham nghiem tu thi sinh vien my bi trieu tien bat tiet lo dieu gi hinh 1
Otto Warmbier bị bắt trong chuyến du lịch hồi tháng 1/2016 và kết tội chống phá chính quyền sau cáo buộc lấy trộm tấm biểu ngữ tại ở khách sạn quốc tế Yanggakdo, Triều Tiên.

Vì thế, cơ quan điều tra bang Ohio, Mỹ chỉ khám nghiệm bên ngoài thay vì khám nghiệm toàn diện thi thể Otto Warmbier, theo ý nguyện của gia đình.

Nhân viên điều tra Daryl Zornes, thuộc văn phòng điều tra hạt Hamilton, bang Ohio, Mỹ cho biết: "Chúng tôi tôn trọng quyết định của gia đình và chỉ khám nghiệm bên ngoài. Cho đến thời điểm hiện tại, chúng tôi không có kết luận nào về nguyên nhân cái chết của Warmbier".

Các chuyên gia pháp y cho rằng việc khám nghiệm tử thi có thể tiết lộ thông tin quan trọng về nguyên nhân và cách thức một người bị chết. Trong trường hợp của Warmbier, nó có khả năng giúp xác định những gì xảy ra với chàng trai này trước khi cậu quay về quê nhà trong trạng thái hôn mê.

Tiến sỹ Cyril Wecht, nhà nghiên cứu bệnh học nổi tiếng ở Mỹ cho rằng không khám nghiệm tử thi là một sai lầm lớn. "Nếu có gì đó bất bất thường ngoài cái chết tự nhiên thì phải khám nghiệm tử thi", ông nói.

Theo ông Wecht, rất khó xác định điều gì dẫn đến tình trạng hôn mê của chàng sinh viên này do nạn nhân bị hôn mê trong thời gian dài và não tiếp tục bị phá huỷ.

Các yếu tố dẫn tới tình trạng này có thể là siết cổ, nghẹt thở hay do thuốc men và cũng có thể chàng trai cố tự tử nhưng không chết. Tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản nhất là tình trạng thiếu oxy, ông nói thêm.

Otto Warmbier là sinh viên 22 tuổi người Mỹ bị bắt trong chuyến du lịch hồi tháng 1/2016 và bị kết tội chống phá chính quyền sau cáo buộc lấy trộm tấm biểu ngữ tại khách sạn quốc tế Yanggakdo, Triều Tiên./.

Theo VOV

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.