Triều Tiên đang đổ tiền vào vũ khí nào nhiều nhất?

Theo các phân tích mới nhất, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã có những quyết định cải tổ triệt để, tập trung nhiều vào các loại tên lửa mới và ít chú trọng tới xe tăng và pháo.

Trong lễ kỷ niệm 105 ngày sinh người sáng lập đất nước Kim Nhật Thành, Triều Tiên đã trình làng một loạt tên lửa mới, gồm cả loại tên lửa đạn đạo liên lục địa được cho là có khả năng bắn tới Mỹ.

Triều Tiên, tình hình Triều Tiên, vũ khí Triều Tiên, Kim Jong Un, tên lửa
Ảnh: KCNA

Dựa trên phân tích 5 cuộc diễu binh lớn kể từ khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền vào năm 2011 tới nay, có thể thấy số lượng xe tăng và pháo của nước này giảm dần trong khi số lượng tên lửa tầm xa lại tăng lên.

Trong cuộc diễu binh ở Bình Nhưỡng hồi tháng trước, có 8 tên lửa đạn đạo liên lục địa, 28 tên lửa đạn đạo và 27 tên lửa các loại khác xuất hiện. Tuy nhiên, chỉ có 17 xe tăng và 18 xe pháo được trình làng.

Trong cuộc diễu binh tương tự vào năm 2012, có tới 102 xe tăng và 129 khẩu pháo xuất hiện nhưng chỉ có 6 tên lửa đạn đạo liên lục địa, 24 tên lửa đạn đạo và 57 loại tên lửa khác.

David Schmerler, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm James Martin về không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhận định: "Sự thay đổi này có thể là dấu hiệu cho thấy Triều Tiên muốn định nghĩa lại nhận thức của thế giới về năng lực quân sự của nước này. Đó là, Triều Tiên không chỉ mạnh về số lượng binh lính, xe tăng mà thực tế nước này có những hệ thống vũ khí tối tân hơn".

Trung tâm James Martin là tổ chức phi chính phủ về không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt lớn nhất thế giới.

Triều Tiên từng tuyên bố, nước này đã phát triển và sẽ phóng một tên lửa có thể chạm tới đất liền của Mỹ. Tuy nhiên, giới chức quốc tế và các chuyên gia tin rằng còn lâu nữa Triều Tiên mới làm được điều đó.

Các tên lửa đạn đạo liên lục địa

Triều Tiên đã trình làng hai tên lửa đạn đạo liên lục địa hoàn toàn mới.

Triều Tiên, tình hình Triều Tiên, vũ khí Triều Tiên, Kim Jong Un, tên lửa
Ảnh: KCNA

Thiết bị phóng được đặt sau một chiếc xe tải cho thấy, Bình Nhưỡng đang hướng tới một mẫu mới cho tên lửa đạn đạo liên lục địa, Melissa Hanham - nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện nghiên cứu quốc tế Middlebury đóng ở Monterey, California (Mỹ) nhận xét.

"Tuy nhiên, thường thì trong các cuộc diễu binh, Triều Tiên có thói quen trình làng mẫu tên lửa mới chưa bao giờ thử hoặc phóng".

Pukkuksong-2 (KN-15)

Triều Tiên, tình hình Triều Tiên, vũ khí Triều Tiên, Kim Jong Un, tên lửa
Ảnh: KCNA

Biến thể của tên lửa Pukkuksong-1, phóng từ mặt đất, cũng được trình diễn lần đầu tiên vào tháng trước. Tên lửa này, với tầm bay khoảng 2.000km đã được thử nghiệm thành công vào tháng 2.

Bệ phóng tên lửa này có thể di chuyển khiến việc theo dấu nó trở nên khó khăn hơn.

Pukkuksong-1 (KN-11)

Loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm này cũng được ra mắt lần đầu tiên trong cuộc diễu binh vào tháng trước.

Triều Tiên, tình hình Triều Tiên, vũ khí Triều Tiên, Kim Jong Un, tên lửa
Ảnh: KCNA

Pukkuksong-1 (KN-11) đã được thử nghiệm thành công vào tháng 8 năm ngoái và được cho là dùng nhiên liệu rắn, có thể bay xa 900km.

Do có thể phóng được từ tàu ngầm nên loại tên lửa này của Triều Tiên có thể tránh được sự phát hiện của hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD, vừa được triển khai ở Hàn Quốc.

Tên lửa KN-17

Jeffrey Lewis thuộc Viện Nghiên cứu quốc tế Middlebury cho hay, trong cuộc diễu binh tháng trước, Triều Tiên đã ra mắt một biến thể của tên lửa Scud gắn trên bệ phóng di động.

Triều Tiên, tình hình Triều Tiên, vũ khí Triều Tiên, Kim Jong Un, tên lửa
Ảnh: KCNA

Loại tên lửa đạn đạo bí ẩn

Loại tên lửa này chưa từng xuất hiện trong các cuộc diễu binh trước đây.

Triều Tiên, tình hình Triều Tiên, vũ khí Triều Tiên, Kim Jong Un, tên lửa
Ảnh: KCNA

Giới phân tích nhận định, đó có thể là một phiên bản kéo dài của tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan hoặc một phiên bản cắt ngắn của loại tên lửa đạn đạo liên lục địa KN-08.

Tên lửa chống hạm

Loại tên lửa mới này giống như tên lửa chống hạm KH-35 của Nga. Với tầm bắn xa hơn 100km, loại tên lửa này có thể đe dọa các tàu của đối thủ.

Triều Tiên, tình hình Triều Tiên, vũ khí Triều Tiên, Kim Jong Un, tên lửa
Ảnh: KCNA

Vừa qua, Triều Tiên đã diễn tập bắn đạn thật lớn nhất từ trước tới nay, nhằm cảnh báo Mỹ không nên tiến hành một cuộc xâm chiếm. Trong khi đó, Mỹ, Nhật và Hàn Quốc cũng tiến hành các cuộc diễn tập bắn đạn thật ở cả hai phía của Bán đảo Triều Tiên.

Theo VNN

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.