Mỹ - Nhật sẽ gây áp lực lên Trung Quốc

(Baonghean.vn)Nếu hoàn toàn bị cắt đứt nguồn cung cấp dầu thô từ Trung Quốc, Bình Nhưỡng sẽ không thể tiến hành các hoạt động quân sự.

Tờ báo Nhật Bản Sankei hôm 19/4 bình luận, sẵn sàng gây áp lực lên Triều Tiên và Trung Quốc là mục tiêu trong cuộc hội đàm của Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe và Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 18/4.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (phải) và Phó tổng thống Mỹ Mike Pence tại Tokyo. Ảnh: AFP
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (phải) và Phó tổng thống Mỹ Mike Pence tại Tokyo. Ảnh: AFP

Theo tờ báo, trong nhiều năm qua, Trung Quốc phần nào đã "nhún nhường" quá nhiều đối với Triều Tiên dẫn đến việc Bình Nhưỡng tiếp tục theo đuổi tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa. Tờ Sankei cũng tin rằng, nếu hoàn toàn bị cắt đứt nguồn cung cấp dầu thô từ Trung Quốc, Triều Tiên sẽ không có hoạt động quân sự.

Theo đó, về phía Mỹ sẽ dựa vào các đồng minh của mình cũng như tiếp tục yêu cầu Trung Quốc hỗ trợ để giải quyết các vấn đề Triều Tiên, bởi "Triều Tiên rất dễ bị áp lực từ phía Trung Quốc".

Trong cuộc họp ở Tokyo, Thủ tướng Shinzo Abe đề cập đến nguyên tắc "hòa bình thông qua sức mạnh". Triều Tiên không chỉ là mối đe dọa với Mỹ, Nhật Bản, mà còn là mối đe dọa thực sự với cả Trung Quốc. Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sứ mệnh chung của liên minh hùng hậu Mỹ - Nhật.

Thủ tướng Nhật Bản đồng tình với chính sách đang được duy trì của chính quyền Tổng thống Trump với tên gọi "áp lực tối đa đi cùng với cam kết". Theo đó, nhấn mạnh Nhật Bản sẽ ủng hộ chính quyền Mỹ với sự hỗ trợ của Trung Quốc sẽ ngay lập tức gây áp lực ngày càng lớn lên Triều Tiên.

Mỹ Nga

(Theo TASS)

tin mới

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.

Cựu chỉ huy NATO kêu gọi 'vô hiệu hóa' khu vực của Nga

Cựu chỉ huy NATO kêu gọi 'vô hiệu hóa' khu vực của Nga

(Baonghean.vn) - Cựu Tư lệnh đồng minh tối cao NATO James Stavridis đã đề xuất rằng các thành viên của khối quân sự do Mỹ đứng đầu nên "vô hiệu hóa” vùng đất cực tây Kaliningrad của Nga nếu Moskva gây nguy hiểm nghiêm trọng đến an ninh của các nước Baltic.

Bản tin Quốc tế: Nga cảnh báo lực lượng hạt nhân luôn trong tình trạng báo động

Bản tin Quốc tế: Nga cảnh báo lực lượng hạt nhân luôn trong tình trạng báo động

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay gồm một số nội dung: Tổng thống Nga cảnh báo lực lượng hạt nhân luôn trong tình trạng báo động; Nga nêu lý do tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật; Litva tuyên bố sẵn sàng gửi quân đến Ukraine; Mỹ cảnh báo Israel về kết cục của chiến dịch quân sự ở Rafah...