G7 không đạt được đồng thuận trừng phạt Nga

Nhóm các nước G7 không đi đến nhất trí về việc áp lệnh trừng phạt mới đối với Nga vì ủng hộ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad. 

Các ngoại trưởng nhóm G7 họp tại Lucca, Italy. Ảnh: AP

Các ngoại trưởng nhóm G7 họp tại Lucca, Italy. Ảnh: AP

Ngoại trưởng Italy Angelino Alfano hôm nay cho biết "không có sự đồng thuận" giữa các nước G7 về một lệnh trừng phạt mới đối với Nga, theo AP.

Ý tưởng được Ngoại trưởng Anh Boris Johnson nêu ra tại cuộc họp ở thành phố Lucca, Italy. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Alfano cho rằng cô lập Nga hay dồn nước này vào chân tường "sẽ là điều sai trái". 

"Lập trường của G7 rất rõ ràng, đó là ủng hộ các lệnh trừng phạt hiện hành" đối với Nga về hoạt động quân sự của nước này ở Ukraine, ông Alfano nói.

Tại cuộc họp, nhóm cho rằng cần phải điều tra về vụ tấn công bằng vũ khí hoá học hồi tuần trước tại thị trấn Khan Sheikhun, nơi bị phe nổi dậy chiếm đóng ở miền bắc Syria, trước khi có thể thông qua các biện pháp mới.

Các nước cũng nhất trí rằng không có giải pháp đối với cuộc khủng hoảng ở Syria chừng nào Tổng thống Bashar al-Assad còn nắm quyền. 

Syria đã bác bỏ cáo buộc tiến hành cuộc tấn công bằng vũ khí hoá học ở thị trấn Khan Sheikhun làm hơn 80 người chết. Để phản ứng, Mỹ phóng 59 tên lửa hành trình vào căn cứ không quân Syria mà Washington cho là có liên quan đến cuộc tấn công. 

Phát biểu cuối cuộc họp của hội nghị G7, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói cuộc tấn công bằng tên lửa "cần thiết vì lợi ích quốc gia của Mỹ".

"Chúng tôi không muốn kho vũ khí hoá học không được kiểm soát của chế độ này rơi vào tay Nhà nước Hồi giáo tự xưng hay những nhóm khủng bố khác, những kẻ có thể và muốn tấn công Mỹ hay các đồng minh của chúng ta", BBC dẫn lời ông nói. "Chúng ta cũng không thể chấp nhận việc bình thường hoá hành vi sử dụng vũ khí hoá học của các chủ thể và các nước ở Syria hay ở bất cứ nơi nào khác".

Nga đã phản đối mạnh mẽ cuộc tấn công bằng tên lửa của Mỹ. Tổng thống Nga Vladimir Putin coi đây là hành động xâm lược một quốc gia có chủ quyền, vi phạm luật quốc tế với một cái cớ bịa đặt. 

Theo VNE

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.