Vì sao lính Triều Tiên có thể chụp ảnh lén ngoại trưởng Mỹ?

Việc lính Triều Tiên đến gần và chụp ảnh ngoại trưởng Mỹ không mang tính rủi ro cao vì họ thường làm vậy khi có phái đoàn khách của Hàn Quốc thăm DMZ.

Ngoại trưởng Mỹ bị lính Triều Tiên chụp ảnh lén
Ngoại trưởng Mỹ bị lính Triều Tiên chụp ảnh lén.

Một người lính Triều Tiên ngày 17/3 đứng bên ngoài khung cửa sổ, giơ máy ảnh lên chụp Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson khi ông thăm làng đình chiến Panmunjom bên trong Khu Phi quân sự (DMZ), nằm giữa biên giới Hàn Quốc và Triều Tiên.

Hàn Quốc và Triều Tiên về mặt lý thuyết vẫn ở trong tình trạng chiến tranh sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953 bằng một lệnh đình chiến thay vì hiệp định hoà bình.

Các nhà quan sát giải thích việc lính Triều Tiên đứng rất gần và chụp ảnh Ngoại trưởng Mỹ không đáng ngại. Các cuộc đàm phán về quân sự và nhân đạo đã được tổ chức ở đây trong nhiều thập kỷ mà không gặp sự cố. Mỗi năm, hàng nghìn du khách mạo hiểm đã đến thăm làng này, nơi được mệnh danh là biên giới cuối cùng của Chiến tranh Lạnh. Khi có du khách, binh sĩ từ cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều theo dõi họ chặt chẽ, theo Washington Post.

Scott Snyder, một chuyên gia về Triều Tiên ở Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, giải thích rằng bức ảnh này được chụp bên trong tòa nhà T-2 tại Panmunjom, được mở cửa theo lịch trình thường xuyên cho người đến thăm từ phía Hàn Quốc và phía Triều Tiên. Đây là tòa nhà đã diễn ra rất nhiều cuộc đàm phán đình chiến và là điểm dừng chân thường xuyên của những người đến thăm DMZ.

Khi khách của Hàn Quốc đến DMZ, binh lính Triều Tiên có truyền thống chụp ảnh vì mục đích tuyên truyền và lính Hàn Quốc cũng có thể làm điều tương tự với các phái đoàn Triều Tiên. "Lần gần đây nhất tôi thăm nơi này là tháng 2 năm ngoái và tôi cũng chứng kiến ​​lính Triều Tiên chụp ảnh", Snyder kể.

Đánh giá về rủi ro an ninh, ông Snyder nói: "Các bạn phải nhớ rằng dù mang tên là khu phi quân sự, đây là một trong những khu vực quân sự hóa nhiều nhất trên trái đất. Tuy vậy, tương tác giữa hai bên ở Khu vực An ninh Chung (JSA) của DMZ mang tính quy củ rất cao. JSA là nơi lính Triều Tiên và Hàn Quốc đứng đối mặt với nhau.

Vì vậy, tuy có căng thẳng nhưng cả hai bên đã thiết lập các quy tắc cơ bản về tương tác hàng ngày tại đây trong nhiều thập kỷ. Vì chụp ảnh là việc thường xuyên xảy ra, tôi cho rằng chuyến thăm của Ngoại trưởng Tillerson có rủi ro như bất kỳ chuyến viếng thăm DMZ nào khác và rủi ro này tương đối thấp, Snyder nhận xét.

"Những người lính tại DMZ sẽ ngay lập tức nhận ra thay đổi về hành vi ở phía bên kia. Họ có thể nhận định những thời điểm có rủi ro cao và hủy bỏ chuyến viếng thăm", ông nói thêm.

Theo VNE

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.