Quốc hội Scotland bỏ phiếu đề xuất trưng cầu ý dân rời Vương quốc Anh

Ngày 22/3, Quốc hội Scotland bỏ phiếu cho đề xuất tổ chức trưng cầu ý dân mới về khả năng rời khỏi Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

Cuộc bỏ phiếu diễn ra một tuần trước khi Anh bắt đầu tiến trình đàm phán rời Liên minh châu Âu.

Phát biểu trước các nghị sĩ, Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon chỉ trích những ý tưởng cho rằng, Scotland phải rời Liên minh châu Âu nếu muốn trở thành một quốc gia độc lập và yêu cầu được trao “trọng trách dân chủ không thể phủ nhận” để tổ chức cuộc tham vấn này.

quoc hoi scotland bo phieu de xuat trung cau y dan roi vuong quoc anh hinh 1
Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon phát biểu trước Quốc hội. Ảnh: AFP

Dự kiến, văn kiện sẽ được thông qua mà không vấp phải bất cứ rào cản nào, bởi đảng Dân tộc Scotland chiếm đa số tại Quốc hội.

Hồi tuần trước, Thủ hiến Scotland Sturgeon thông báo ý định tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân mới về nền độc lập của Scotland vào cuối năm 2018 hoặc đầu năm 2019, đồng thời cho rằng, việc nước Anh rời Liên minh châu Âu và nhất là thị trường chung châu Âu là đi ngược lại với mong muốn của Scotland và có nguy cơ làm hàng chục nghìn người mất việc làm.

Trong cuộc tham vấn đầu tiên về vấn đề này hồi tháng 9/2014, 55% số cử tri Scotland phản đối việc tách ra khỏi Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

Tuy nhiên, theo bà Sturgeon, tình hình đã thay đổi và hiện có tới 625 số cử tri Scotland ủng hộ việc ở lại Liên minh châu Âu.

Thủ tướng Anh Theresa May từng cảnh báo Scotland, giờ không phải là thời điểm tốt để tổ chức cuộc trưng cầu ý dân này, trong bối cảnh Anh sắp bước vào những cuộc đàm phán khó khăn về việc rời Liên minh châu Âu, dự kiến kéo dài 2 năm.

Sau khi được Quốc hội thông qua, yêu cầu tổ chức trưng cầu ý dân của Scotland sẽ phải nhận được sự đồng ý của chính phủ Anh và sau đó được đưa ra bỏ phiếu trước Quốc hội nước này./.

Theo VOV

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.