Erdogan có thể là Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đến năm 2029

(Baonghean.vn) - Ủy ban Thổ Nhĩ Kỳ hôm 11/2 thông báo nước này sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân vào ngày 16/4 về việc thay thế hệ thống quốc hội hiện nay bằng vai trò quyền lực hơn của Tổng thống - điều mà ông Tayyip Erdogan mong mỏi lâu nay.

Tổng thống Tayyip Erdogan phát biểu tại một buổi lễ ở Aksaray, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 10/2. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Tayyip Erdogan phát biểu tại một buổi lễ ở Aksaray, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 10/2. Ảnh: Reuters.

Đề xuất cải cách hiến pháp này sẽ đánh dấu một trong những thay đổi lớn nhất trong hệ thống quyền lực của quốc gia ứng viên gia nhập Liên minh châu Âu kể từ lúc nền cộng hòa hiện nay ra đời khi đế chế Ottoman sụp đổ gần 1 thế kỷ trước.

Nếu được thông qua, nó sẽ cho phép tổng thống ban hành sắc lệnh, ban bố tình trạng khẩn cấp và bổ nhiệm các bộ trưởng cùng quan chức nhà nước cấp cao. Ngoài ra, ông Erdogan có thể tiếp tục tại nhiệm ở quốc gia thành viên NATO này cho đến năm 2029.

Phe ủng hộ Erdogan xem các kế hoạch trên là bảo đảm cho sự ổn định trong thời loạn, khi an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ chịu đe dọa từ các cuộc chiến ở láng giềng Syria và Iraq, chưa kể chuỗi tấn công của các tay súng người Kurd và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Trong khi đó, những người phản đối lo sợ xảy ra nạn độc tài ở một quốc gia từng chứng kiến hàng vạn người dân, từ giáo viên và nhà báo tới binh lính và cảnh sát, bị bắt giữ sau âm mưu đảo chính bất thành vào tháng 7 năm ngoái.

Mưu cầu sự ủng hộ của các cử tri thiên hướng dân tộc chủ nghĩa, ông Erdogan đã cảnh báo những người bỏ phiếu phản đối thay đổi sẽ đồng nghĩa với tăng sức mạnh cho kẻ thù của Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm đảng Công nhân Kurdistan (PKK) vốn đối đầu với nhà nước hơn 3 thập niên qua, hiện đóng tại dãy Qandil ở miền Bắc Iraq.

“Ai nói không? PKK, Qandil, những người muốn chia rẽ đất nước này và những người chống lại lá cờ của chúng ta”, Erdogan nói với các thành viên của một nhóm chuyên gia thân chính phủ ở Istanbul.

Ông cho rằng cần có chế độ tổng thống hành pháp để tránh đi vào vết xe đổ của các liên minh nghị viện dễ tan rã trong quá khứ, đồng thời thống kê 65 chính phủ trong 93 năm của nền cộng hòa hiện đại chỉ tồn tại trung bình 16 tháng.

2 đảng phản đối chính là CHP và HDP lại cho rằng thay đổi sẽ tước đi các đối trọng với tầm ảnh hưởng vốn dĩ đã rất đáng kể của Erdogan đối với chính phủ.

Thu Giang

(Theo Reuters)

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí.