Cuộc đời nhà vua Nhật Bản Akihito qua ảnh

(Baonghean.vn) - Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân, Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 28/2 đến 05/3/2017. Cùng Báo Nghệ An điểm lại những hình ảnh ấn tượng trong cuộc đời của ông.

Nhật hoàng Akihito sinh ngày 23/12/1933, là con trai của Thiên hoàng Hirohito và Hoàng hậu Nagako. Ảnh: Getty
Nhật hoàng Akihito sinh ngày 23/12/1933, là con trai của Thiên hoàng Hirohito và Hoàng hậu Nagako. Ảnh: Getty
Ông chính thức thừa kế ngai vàng vào năm 1989 và lấy hiệu là Heisei. Ông hiện là vị hoàng đế tại vị lâu thứ 21 trên thế giới. Ảnh: AFP.
Nhật hoàng Akihito chính thức thừa kế ngai vàng vào năm 1989 và lấy hiệu là Heisei. Ông hiện là vị hoàng đế tại vị lâu thứ 21 trên thế giới. Ảnh: AFP.
Thái tử Akihito chụp cùng một số bạn học ở trường học Hoàng gia Gakushuin ở Tokyo khoảng năm 1938. Đây là ngôi trường danh giá chỉ dành riêng cho con em dòng dõi Hoàng gia hoặc quý tộc. Ảnh: Getty
Thái tử Akihito chụp cùng một số bạn học ở trường học Hoàng gia Gakushuin ở Tokyo khoảng năm 1938. Đây là ngôi trường danh giá chỉ dành riêng cho con em dòng dõi Hoàng gia hoặc quý tộc. Ảnh: Getty
Ông Akihito trong giờ tự học ở cung điện Hoàng gia năm 1952. Ông chưa nhận được tấm bằng tốt nghiệp đại học nào cho dù từng theo học tại Đại học Gakushuin. Ảnh: Getty
Ông Akihito trong giờ tự học ở cung điện Hoàng gia năm 1952. Ông chưa nhận được tấm bằng tốt nghiệp đại học nào cho dù từng theo học tại Đại học Gakushuin. Ảnh: Getty
Nữ hoàng Elizabeth II của Anh đứng cạnh Thái tử Akihito nhân dịp ông sang tới London dự lễ đăng quang của bà năm 1953. Ảnh: Getty
Nữ hoàng Elizabeth II của Anh đứng cạnh Thái tử Akihito nhân dịp ông sang tới London dự lễ đăng quang của bà năm 1953. Ảnh: Getty
Năm 1959, Hoàng Thái Tử Akihito cưới bà Michiko Shoda, con gái của một doanh nhân. Cả nước vui mừng với lễ cưới truyền thống được tổ chức cùng dàn xe ngựa kéo lộng lẫy. Hơn 500.000 người đổ ra đường để chào mừng sự kiện này. Đây được coi một trong những ngày hạnh phúc nhất trong lịch sử hậu chiến Nhật Bản. Ảnh: Kyodo.
Năm 1959, Hoàng Thái Tử Akihito cưới bà Michiko Shoda, con gái của một doanh nhân. Cả nước vui mừng với lễ cưới truyền thống được tổ chức cùng dàn xe ngựa kéo lộng lẫy. Hơn 500.000 người đổ ra đường để chào mừng sự kiện này. Đây được coi một trong những ngày hạnh phúc nhất trong lịch sử hậu chiến Nhật Bản. Ảnh: Kyodo.
Nhật hoàng Akihito là người kế thừa thứ 125 của triều đại Ngai vàng Hoa cúc -triều đại quân chủ có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới. Sở dĩ có tên gọi Ngai vàng Hoa cúc vì người Nhật ví hoa cúc như mặt trời cũng như hình ảnh mặt trời chiếu sáng là biểu tượng của Hoàng gia. Ảnh: Kyodo.
Nhật hoàng Akihito là người kế thừa thứ 125 của triều đại Ngai vàng Hoa cúc -triều đại quân chủ có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới. Sở dĩ có tên gọi Ngai vàng Hoa cúc vì người Nhật ví hoa cúc như mặt trời cũng như hình ảnh mặt trời chiếu sáng là biểu tượng của Hoàng gia. Ảnh: Kyodo.
Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko được chào đón tới cung điện Buckingham của Nữ hoàng Anh Elizabeth II hồi tháng 5/2007. Ảnh: AFP.
Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko được chào đón tới cung điện Buckingham của Nữ hoàng Anh Elizabeth II hồi tháng 5/2007. Ảnh: AFP.
Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko đón tiếp Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Cung điện Hoàng gia ngày 14/11/2009 nhân chuyến thăm của ông Obama tới đây. Ảnh: Getty.
Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko đón tiếp Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Cung điện Hoàng gia ngày 14/11/2009 nhân chuyến thăm của ông Obama tới đây. Ảnh: Getty.
Nhà vua Nhật Bản Akihito nâng cốc trong Quốc yến chào mừng Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang và Phu nhân Mai Thị Hạnh (tháng 3/2014)
Nhà vua Nhật Bản Akihito nâng cốc trong Quốc yến chào mừng Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang và Phu nhân Mai Thị Hạnh (tháng 3/2014)
Nhà vua Nhật Bản và Hoàng hậu vẫy chào người dân tại một buổi lễ mừng năm mới tháng 1/2012.
Nhà vua Nhật Bản và Hoàng hậu vẫy chào người dân tại một buổi lễ mừng năm mới tháng 1/2012.
Theo Hiến pháp Nhật Bản, Nhà vua là “biểu tượng của Nhà nước và sự đoàn kết của nhân dân”, Nhà vua có được vị thế này là nhờ vào “ý nguyện của nhân dân, người thực sự có quyền lực tối thượng”. Ảnh: Kyodo.
Theo Hiến pháp Nhật Bản, Nhà vua là “biểu tượng của Nhà nước và sự đoàn kết của nhân dân”, Nhà vua có được vị thế này là nhờ vào “ý nguyện của nhân dân, người thực sự có quyền lực tối thượng”. Ảnh: Kyodo.
Nhà vua Nhật Bản Akihito trò chuyện với trẻ nhỏ tại trường mẫu giáo Yakumo ở Meguro, Tokyo, hồi tháng 5/2007.
Nhà vua Nhật Bản Akihito trò chuyện với trẻ nhỏ tại trường mẫu giáo Yakumo ở Meguro, Tokyo, hồi tháng 5/2007.
Hàng năm, noi theo gương vua cha, Nhật Hoàng Showa, người đã khởi xướng việc này từ năm 1927, Nhà vua Akihito tự mình trồng và thu hoạch lúa tại cánh đồng ngay trong Hoàng cung.
Hàng năm, noi theo gương vua cha, Nhật Hoàng Showa, người đã khởi xướng việc này từ năm 1927, Nhà vua Akihito tự mình trồng và thu hoạch lúa tại cánh đồng ngay trong Hoàng cung.
Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko nhân dịp đến thăm thành phố Minamisanriku, tỉnh Miyagi sau trận động đất và sóng thần hồi tháng 3/2011.  Ảnh: Reuters.
Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko nhân dịp đến thăm thành phố Minamisanriku, tỉnh Miyagi sau trận động đất và sóng thần hồi tháng 3/2011. Ảnh: Reuters.
Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu Michiko cùng các thành viên khác trong gia đình Hoàng gia Nhật Bản. Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu Machiko có 3 người con là Hoàng Thái tử (con trai trưởng) Naruhito, Thái tử (con trai thứ) Akishino, Nội thân vương (con gái) Nori (Sayako).
Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu Michiko cùng các thành viên khác trong gia đình Hoàng gia Nhật Bản. Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu Machiko có 3 người con là Hoàng Thái tử (con trai trưởng) Naruhito, Thái tử (con trai thứ) Akishino, Nội thân vương (con gái) Nori (Sayako).
Tháng 8/2016, Nhật hoàng Akihito công bố mong muốn thoái vị vì lý do tuổi tác. Điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Nhật Bản này khiến phần lớn người dân ngỡ ngàng. Vì lý do sức khỏe, ông bày tỏ mong muốn chuyển giao nhiệm vụ của Nhật hoàng cho người trong dòng tộc. Người kế nhiệm ông Akihito là người con trai cả, Thái tử Naruhito,  Ảnh: Getty.
Tháng 8/2016, Nhật hoàng Akihito công bố mong muốn thoái vị vì lý do tuổi tác. Điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Nhật Bản này khiến phần lớn người dân ngỡ ngàng. Vì lý do sức khỏe, ông bày tỏ mong muốn chuyển giao nhiệm vụ của Nhật hoàng cho người trong dòng tộc. Người kế nhiệm ông Akihito là người con trai cả, Thái tử Naruhito, Ảnh: Getty.

Kim Ngọc

(Tổng hợp)

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.