Bạn đã biết gì về các sắc lệnh của Tổng thống Mỹ?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Donald Trump đã ban hành ít nhất 4 sắc lệnh hành pháp trong tuần đầu tiên sau ngày nhậm chức. Đây được xem là công cụ chủ yếu để các chủ nhân Nhà Trắng có thể ghi dấu ấn của mình trong các quyết sách của chính phủ. 

 1. Sắc lệnh hành pháp là gì?

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp (Ảnh: EPA)
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp (Ảnh: EPA)

Sắc lệnh hành pháp về cơ bản là một sắc lệnh bằng văn bản do tổng thống ban hành cho chính phủ liên bang mà không cần sự phê chuẩn của quốc hội.

Thẩm quyền ban hành sắc lệnh hành pháp bắt nguồn từ Điều II trong Hiến pháp Mỹ, trong đó ghi nhận: “Quyền hành pháp sẽ được trao cho tổng thống của nước Mỹ”.

Phạm vi của sắc lệnh hành pháp khá rộng, có thể trải dài từ các chính sách quan trọng, như sắc lệnh phê chuẩn việc xây dựng hai đường ống dẫn dầu gây tranh cãi vừa qua của Tổng thống Donald Trump, cho đến các hoạt động quy mô nhỏ như đề xuất đóng cửa các văn phòng của chính phủ trong khoảng thời gian nửa ngày vào đêm Giáng sinh năm 2015 của cựu Tổng thống Barack Obama.

2. Tại sao các tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hành pháp?

Ngày 21/11, Tổng thống Obama ký một sắc lệnh, nới rộng các chính sách về nhập cư. Điều này đã tạo nên nhiều ý kiến trái chiều từ quốc hội và người dân. Ảnh: Reuters
Ngày 21/11/2014, Tổng thống Obama ký một sắc lệnh, nới rộng các chính sách về nhập cư. Điều này đã tạo nên nhiều ý kiến trái chiều từ quốc hội và người dân. Ảnh: Reuters

Đôi khi các sắc lệnh hành pháp được ban hành trong thời chiến để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nội bộ. Năm 1952, Tổng thống Harry S Truman đã ký sắc lệnh hành pháp với mục đích đặt ngành công nghiệp thép của Mỹ dưới sự kiểm soát của chính phủ để tránh một cuộc đình công xảy ra.

Tổng thống Obama cũng từng ký một số sắc lệnh hành pháp gây tranh cãi trong 2 nhiệm kỳ tại Nhà Trắng để giải quyết tình trạng “tắc nghẽn” ở quốc hội khi nhiều chính sách không thể thông qua do sự cản trở kéo dài của phe đối lập Cộng hòa.

3. Tại sao sắc lệnh hành pháp nhạy cảm về chính trị?

Biểu tình tại Mỹ chống sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump trong việc cấm cư dân 7 nước Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ trong 90 ngày. Ảnh: REUTERS
Biểu tình tại Mỹ chống sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump trong việc cấm cư dân 7 nước Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ trong 90 ngày. Ảnh: REUTERS

Các sắc lệnh hành pháp thường gây nhiều tranh cãi vì bỏ qua sự phê chuẩn của quốc hội. Thay vào đó, các sắc lệnh này cho phép tổng thống tự quyền quyết định theo ý của mình.

Các nghị sĩ đảng Cộng hòa đã thành công trong việc khởi kiện Tổng thống Obama liên quan đến một số thay đổi trong chính sách chăm sóc sức khỏe của ông năm 2010. Các nghị sĩ cho rằng tổng thống đã vượt quá thẩm quyền của hiến pháp khi đơn phương trì hoãn quy định trong đạo luật bảo hiểm y tế.

Một tổng thống có thể ban hành sắc lệnh hành pháp khi các thành viên trong quốc hội làm việc quá chậm chạp để thông qua một vấn đề nào đó, hoặc khi tổng thống cảm thấy cần thiết phải bổ sung thêm các chi tiết vào một đạo luật mới.

4. Các đời tổng thống Mỹ đã ký bao nhiêu sắc lệnh hành pháp?

Số sắc lệnh hành pháp các tổng thống Mỹ ban hành kể từ thời Roosevelt. Đồ họa: CNN.
Số sắc lệnh hành pháp các tổng thống Mỹ ban hành kể từ thời Roosevelt. Đồ họa: CNN.

Tổng thống Roosevelt đã ban hành 3721 sắc lệnh hành pháp trong 12 năm tại nhiệm, trong khi Tổng thống Obama chỉ ký 279 sắc lệnh. Tổng thống George W Bush ban hành 291 sắc lệnh trong 8 năm công tác tại Nhà Trắng.

Số sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Obama là “khiêm tốn” nhất so với các đời tổng thống tính theo tiêu chuẩn hiện đại. Ông Obama ký trung bình 35 sắc lệnh hành pháp trong một năm và đây là mức thấp nhất kể từ đời Tổng thống Grover Cleverland, người giữ cương vị lãnh đạo nước Mỹ trong 2 nhiệm kỳ từ năm 1885-1889 và từ năm 1893-1897, với trung bình 32 sắc lệnh hành pháp trong một năm.

Kim Ngọc 

(Tổng hợp)

tin mới

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Quân đội Ukraine đã biến tòa nhà của bệnh viện tâm thần khu vực Kharkov ở làng Strelechya thành một cứ điểm và trong quá trình rút lui, chúng đã phá hủy tòa nhà - một tay súng cơ giới của cụm quân phía Bắc với biệt hiệu “Hunter” (Thợ săn), người đã tham gia giải phóng khu định cư này, nói.

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.