Vừa nhậm chức, ông Donal Trump đã chia sẽ lo sợ về Iran

Tổng thống Mỹ Donald Trump và thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 22-1 đã có cuộc điện đàm bàn về những nguy cơ từ phía Iran.

​Ông Trump thảo luận với Israel về
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gặp ông Donald Trump (lúc đó đang là ứng cử viên tổng thống Mỹ) tại tòa Trump Tower ở New York ngày 25-9-2016 - Ảnh: Kobi Gideon/GPO

Theo hãng tin AFP, cùng với vấn đề này, thông báo của Nhà Trắng về cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo cho biết, hai bên nhất trí cho rằng vấn đề hòa bình giữa Israel và Palestine cần phải được "đàm phán trực tiếp".

Nhà Trắng thông báo trong cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo cũng "đã thống nhất sẽ tiếp tục tham vấn chặt chẽ với nhau về một loạt các vấn đề khu vực, trong đó có việc giải quyết những nguy cơ từ Iran". Những thông tin này là tín hiệu báo trước một chính sách khắt khe hơn của chính quyền mới với Tehran.

Tuy nhiên trong cuộc điện đàm, đề xuất của ông Trump về việc chuyển đại sứ quán Mỹ ở Israel từ Tel Aviv tới Jerusalem đã không được đề cập.

Một sự di dời như vậy sẽ xung đột với quan điểm đồng thuận của dư luận quốc tế khi phần lớn không thừa nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

Trong thông báo ngày 22-1 Nhà Trắng tỏ ra không quá sốt sắng trong chuyện này: "Chúng tôi chỉ đang ở những giai đoạn mới vừa bắt đầu ngay cả việc chỉ là thảo luận về vấn đề này".

Cũng giống như nhiều nước lớn khác, Mỹ hiện vẫn đang đặt trụ sở đại sứ quán của họ tại Tel Aviv.

Tổng thống Palestine Mahmud Abbas từng cảnh báo, một sự di chuyển đại sứ quán như vậy sẽ là cú đòn giáng mạng vào những hy vọng về một nền hòa bình cho Trung Đông. LHQ và EU cũng đã lên tiếng bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về đề xuất này.

Trong cuộc điện đàm giữa hai lãnh đạo Mỹ và Israel ngày 22-1, ông Trump cũng nhấn mạnh nhu cầu cần tiến hành những cuộc đàm phán trực tiếp giữa Palestine và Israel.

Nhà Trắng viết trong thông cáo: "Tổng thống nhấn mạnh rằng, hòa bình giữa Israel và Palestine chỉ có thể được đàm phán trực tiếp giữa hai bên, và Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ với Israel để giúp cho tiến trình này hướng tới mục tiêu đó".

Theo TTO

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.