Tam giác quyền lực Mỹ - Trung - Nga trong năm 2017

Trong năm 2017, quan hệ Mỹ - Trung có thể phát triển theo hướng đối đầu hơn, trong khi căng thẳng Mỹ - Nga có thể dịu bớt.

Năm 2017, tam giác Mỹ - Trung - Nga, ba cường quốc hàng đầu thế giới, sẽ có những thay đổi đáng kể, đặc biệt là với việc Donald Trump trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ. Ông Trump có thể cố gắng sửa đổi cách tiếp cận của Mỹ đối với thế giới và nếu như vậy, Trung Quốc và Nga sẽ là trung tâm của sự thay đổi đó.

ừ trái sang, Tổng thống Nga Putin, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Express
ừ trái sang, Tổng thống Nga Putin, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Express

Mỹ - Trung

Ông Trump đã phàn nàn rằng Trung Quốc có hoạt động thương mại không công bằng và ám chỉ rằng ông có thể có cái nhìn mới về chính sách một Trung Quốc.

Tất cả những thay đổi lớn đối với chính sách hiện tại của Mỹ có nguy cơ đẩy Mỹ vào cuộc đối đầu lớn với Trung Quốc", Bonnie Glaser, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cảnh báo. "Bắc Kinh không sẵn sàng đàm phán lại những thỏa thuận mà họ xem là nền tảng của mối quan hệ Mỹ - Trung".

Một điểm nóng tiềm năng sẽ là Biển Đông. Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp phán quyết của tòa trọng tài hồi tháng 7 và các biện pháp đối phó của Mỹ.

Trung Quốc vẫn đang hành động ở dưới ngưỡng có thể kích động một phản ứng mạnh mẽ từ Mỹ. Tuy nhiên, chính quyền Trump có thể hạ thấp ngưỡng đó xuống và ít kiên nhẫn hơn với chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc, theo CSMonitor.

"Chính quyền tiếp theo sẽ đối đầu với Trung Quốc", David Shambaugh, người giảng dạy chính trị Trung Quốc tại Đại học George Washington, nói. "Trong trường hợp xấu nhất, đụng độ quân sự có thể xảy ra".

Trong khi đó, Dmitri Trenin, chuyên gia của trung tâm Carnegie Moscow, cho rằng ông Trump khó có thể bắt đầu một cuộc chiến tranh thương mại lớn với Trung Quốc bằng cách áp đặt mức thuế cấm nhập khẩu với Bắc Kinh, hoặc phá vỡ chính sách một Trung Quốc, nhưng ông sẽ cố gắng sử dụng tất cả các loại đòn bẩy để buộc Bắc Kinh phải nhượng bộ.

Trung Quốc chắc chắn sẽ phản ứng với các biện pháp của riêng mình. Kết quả là sự cân bằng trong quan hệ Mỹ - Trung có thể sẽ thay đổi nhiều hơn về phía đối đầu, nhưng sẽ không trở thành loại đối đầu mà quan hệ Mỹ - Nga đã trải qua kể từ năm 2014, Trenin nhận xét.

Mỹ - Nga

Lập trường cứng rắn hơn của ông Trump với Trung Quốc có khả năng sẽ đi kèm theo một thái độ mềm mỏng hơn với Nga. Ông Trump bác bỏ quan điểm rằng Nga là "kẻ thù địa chính trị số một của Mỹ".

Tuy nhiên, dù ông Trump và ông Putin có hòa hợp về mặt cá nhân thì Nga và phương Tây vẫn sẽ bất đồng về các vấn đề cơ bản, nhất là kế hoạch của Washington về một hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu. Moscow coi chương trình này là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của mình.

Vì vậy, dưới thời của Trump, quan hệ Mỹ - Nga sẽ khó có thể trở thành "một cuộc tình nồng thắm", nhưng ít nhất là cuộc đối đầu nguy hiểm hiện nay giữa hai bên có thể chuyển đổi thành một sự cạnh tranh dễ quản lý hơn.

Trong năm qua, nhiều căng thẳng đã làm phơi bày những vết nứt trong nội bộ phương Tây, đặc biệt là việc Anh chọn rời EU (Brexit). Đối với Nga, việc này đặt ra cơ hội. Theo nhà phân tích Á- Âu Eugene Chausovsky, trong năm 2017, Moscow có thể khai thác và tìm cách tác động để khiến phương Tây thiếu thống nhất, nhằm đạt được mục đích của mình, chẳng hạn như như điều chỉnh hoặc chấm dứt các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và EU áp đặt. Ngoài ra, những bước tiến của quân đội Syria mà Nga hậu thuẫn có thể cải thiện vị trí của Điện Kremlin khi đàm phán với chính quyền Trump.

Nga - Trung

Sự tái cân bằng mối quan hệ của Mỹ với hai cường quốc sẽ cải thiện vị trí của Washington trong tam giác Nga - Trung - Mỹ, tạo ra những thách thức đối với Bắc Kinh, nước trong năm qua có một vị trí tuyệt vời ở đỉnh tam giác - họ duy trì mối quan hệ với Mỹ và Nga tốt hơn hai nước kia với nhau.

Dù vậy, Bắc Kinh có thể yên tâm rằng bất kể sự xoa dịu căng thẳng nào giữa Nga với Mỹ và EU cũng sẽ không dẫn đến việc Moscow từ bỏ hoặc lơ là quan hệ với Trung Quốc - mối quan hệ mà hiện giờ đã gần gũi và vững chắc hơn so với cụm từ "đối tác chiến lược", Trenin đánh giá.

Nga đã để lại đằng sau những hy vọng hội nhập với phương Tây và coi mình như một người chơi độc lập lớn trên bàn cờ thế giới. Quan hệ của Moscow với Bắc Kinh được thành lập trên tiền đề rằng hai nước sẽ không bao giờ quay lưng lại với nhau, nhưng hai bên cũng không phải tự động đi theo nhau - một sự kết hợp tốt của tính bảo đảm và linh hoạt, Trenin nhận xét thêm.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã nhấn mạnh ông sẽ đặt lợi ích quốc gia của Mỹ lên hàng đầu. Cả Trung Quốc và Nga cũng đều được dẫn dắt bởi các nhà lãnh đạo hành động vì lợi ích quốc gia. "Điều đó có nghĩa rằng ngay cả khi Chủ tịch Tập hoặc Tổng thống Putin không thể giải quyết sự khác biệt với Tổng thống Trump thì ít nhất là họ nói cùng một ngôn ngữ", Trenin viết.

Theo VNE

tin mới

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.