Dư luận thế giới lên án vụ ám sát Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ

Vụ ám sát Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ ngay tại thủ đô Ankara đang khiến dư luận thế giới hết sức bàng hoàng.

Ngày hôm nay (20/12), báo chí nhiều nước đã đăng tải nhiều thông tin xung quanh vụ việc và có những lời chia sẻ, bình luận của nhiều nhân vật ngoại giao quốc tế.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova, ngay trong đêm qua đã lên tiếng khẳng định đây là một hành động khủng bố.

Tay súng bên cạnh thi thể Đại sứ Nga Andrey Karlov (Ảnh: TWIMG.)
Tay súng bên cạnh thi thể Đại sứ Nga Andrey Karlov (Ảnh: TWIMG.)

 Người đứng đầu cơ quan Ngoại giao của Liên minh châu Âu, bà Federika Mogherini, trong thư gửi Bộ Ngoại giao Nga, nhấn mạnh: “Tôi thực sự đau buồn khi biết sự việc. Xin được chia buồn sâu sắc với gia đình của ngài Đại sứ và các đồng nghiệp của ông. Liên minh châu Âu lên án mạnh mẽ hành động tấn công này và xin bày tỏ tình đoàn kết với Nga”.

Liên Hợp Quốc cũng lên tiếng phản đối mạnh mẽ rằng, “hành động tấn công nhà ngoại giao hoặc Đại sứ là không thể biện minh” và khuyến cáo các nước cần tìm cho ra và xử lý thích đáng những hành vi này. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng coi đây là hành động khủng bố được các tổ chức hoặc những người bảo trợ đứng đằng sau kẻ thủ ác.

Trong tuyên bố của mình, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng khẳng định, chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức và biểu hiện đều phải đặt chung vào một mối đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh thế giới. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhắc lại “nguyên tắc cơ bản” của quyền bất khả xâm phạm đối với các nhà ngoại giao được ghi trong Công ước Vienna.  

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cũng lập tức lên tiếng lên án vụ việc và trong tuyên bố của mình, ông gọi hành động này là “khủng bố vô nghĩa” và phi lý. Ông cũng tuyên bố sẽ tiếp theo dõi diễn biến vụ việc.

Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển Margot Valistriom viết trên trang cá nhân của mình rằng ông “vô cùng sửng sốt” trước hành động ám sát Đại sứ Nga ở Ankara.

Cựu Ngoại trưởng và cựu Thủ tướng Thụy Điển Karl Bilt so sánh hành động này với việc ám sát Thái tử Frans Ferdinan ở Saraevo, vốn đã dẫn tới cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Ông bày tỏ lo ngại rằng, việc tấn công một nhà ngoại giao có thể làm căng thẳng thêm tình hình trong khu vực./.

Theo VOV

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.