Bức ảnh tái hiện khủng hoảng chính trị năm 2016

(Baonghean.vn) - Chỉ còn hơn 3 tuần nữa sẽ khép lại năm 2016. Năm 2016 là một năm đầy biến động với nhiều sự kiện chính trị gây chấn động toàn cầu.

Bức ảnh do anh Pete Souza, nhiếp ảnh gia chính thức của Nhà Trắng thực hiện, khi anh theo chân Tổng thống Mỹ Barack Obama tới thành phố Hanover, Đức ngày 25/4/2016, cách đây 7 tháng và một tuần. Bức ảnh nói lên sự hỗn loạn chính trị năm 2016.

Bức ảnh có sự xuất hiện của ông David Cameron, ông Barack Obama, bà Angela Merkel, ông Francois Hollande và ông Matteo Renzi – các nhà lãnh đạo của Anh, Mỹ, Đức, Pháp và Italy.

Chỉ sau hơn nửa năm bức ảnh được chụp, chỉ còn đúng một chính khách còn tại nhiệm.

Hãy cùng điểm lại các gương mặt xuất hiện trong bức ảnh đầy thú vị này:

: Bức ảnh lột tả toàn diện nhất cuộc khủng hoảng chính trường thế giới năm 2016. Ảnh: White House
Bức ảnh lột tả toàn diện nhất cuộc khủng hoảng chính trường thế giới năm 2016. Ảnh: White House

David Cameron – Thủ tướng Anh David Cameron đã từ chức sau kết quả đầy bất ngờ của cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 6 vừa qua, khi người dân Anh quyết định ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) (gọi tắt là Brexit) với tỷ lệ ủng hộ Brexit là 51,8% so với 48,2% phản đối. Diễn biến này khiến ông Cameron buộc phải từ chức, và nhường chìa khóa ngôi nhà số 10 phố Downing cho cựu Bộ trưởng Nội vụ Anh, bà Theresa May.

Barack Obama – Ông Obama sắp kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của mình. Ông sẽ rời Nhà Trắng sau 8 năm nắm giữ cương vị Tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ. Thay thế ông là vị tỷ phú bất động sản Donald Trump. Việc ông Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống được xem là một trong những cú sốc chính trị lớn nhất trong lịch sử hiện đại.

Angela Merkel – Thủ tướng Đức Merkel, được coi là nhà lãnh đạo của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Bà là người duy nhất còn tại nhiệm trong số 5 người xuất hiện trong ảnh. Bà Merkel là vị chính khách cấp cao của Đức trong hơn 11 năm qua, và sẽ chưa dừng lại cuộc đua chính trị, khi mới đây bà tuyên bố sẽ tái tranh cử nhiệm kỳ thứ 4 trong cuộc bầu cử năm 2017.

Francois Hollande – Ông Hollande là Tổng thống Pháp, song ông sẽ không tại nhiệm lâu. Với tỷ lệ tín nhiệm của người dân Pháp đối với ông ở mức dưới 10%, ông Hollande tuyên bố sẽ không tái tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo. Cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2017 được xem là cuộc chạy đua gay cấn giữa ứng viên cánh hữu, cựu Thủ tướng Francois Fillon và ứng viên cực hữu, Chủ tịch Đảng Mặt trận quốc gia, bà Marine Le Pen.

Matteo Renzi – Thủ tướng Italy Matteo Renzi ngày 4/12 đã tuyên bố từ chức sau khi đa số người dân Italy bỏ phiếu phản đối kế hoạch cải cách Hiến pháp do chính ông đề xuất. Ông Renzi nắm giữ cương vị Thủ tướng trong hơn 2,5 năm qua (một thời gian dài trên chính trường Italy), và việc chấm dứt sự nghiệp chính  trị của ông Renzi có thể dấy lên một cuộc khủng hoảng mới tại quốc gia Nam Âu này, khi mà nhiều đảng phái đối lập, dẫn đầu là Phong trào Năm Sao theo chủ nghĩa dân túy, kêu gọi một cuộc bầu cử càng sớm càng tốt.

Lan Hạ

(Theo Business Insider)

tin mới

'Món quà' Nga muốn dành cho phương Tây trong Ngày Chiến thắng

'Món quà' Nga muốn dành cho phương Tây trong Ngày Chiến thắng

(Baonghean.vn) - Trước ngày lễ lớn này, giới quan sát phương Tây và cả tướng lĩnh Ukraine đều đưa ra nhận định, quân Nga sẽ kiểm soát hoàn toàn Chasov Yar – một “pháo đài” khác nằm ở phía Tây thành phố Bakhmut. Cùng với đó, một điểm nhấn khác là mệnh lệnh tập trận vũ khí hạt nhân. 

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Báo Mỹ phân tích phản ứng bất ngờ của Chủ tịch Trung Quốc tại Pháp; Moskva sẽ đáp trả gay gắt hành động mới đây của Vương quốc Anh; Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine...

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Rashida Tlaib đã kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và các quan chức cấp cao khác về hành động của nhà nước Do Thái ở Dải Gaza. Thông cáo báo chí của cô được Fox News trích dẫn.

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

(Baonghean.vn) - Odessa là mấu chốt của cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ vì nó nắm giữ chìa khóa dẫn đến Biển Đen, mà còn bởi vì cuộc chiến bản sắc giữa Nga và Ukraine – giữa một quá khứ đế quốc và một tương lai dân chủ. Liệu rằng, Odessa có sáp nhập vào Nga như dự đoán của giới quan sát?

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

(Baonghean.vn) - Tờ Die Welt (Đức) cho rằng, chính sách thận trọng của Thủ tướng Scholz gây ảnh hưởng tới tinh thần của người dân Ukraine. Những người lính nghĩa vụ của Ukraine hiện không muốn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong cuộc xung đột mà họ không thể thắng. 

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bao gồm 97 điểm về mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm bảo toàn dân số, phúc lợi của người dân, sự bền vững của nền kinh tế, và dẫn đầu về công nghệ.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.