TPP - Một lựa chọn khó khăn của nước Mỹ

(Baonghean) - Đang có một sự im lặng ở Washington sau cuộc bầu cử Tổng thống ồn ào và gây sốc. Nó liên quan tới tương lai được dự báo là đầy những xáo trộn về chính sách của nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Đóng cửa bảo hộ hay tiếp tục là ngọn cờ đầu của hội nhập sẽ là vấn đề đau đầu với nước Mỹ. 

Buông xuôi

Một tuần trước khi diễn ra Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương tại Lima, Peru, chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa ra một quyết định gây thất vọng.

Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ ngày 11/11 thông báo đã tạm ngừng các nỗ lực nhằm thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Quốc hội nước này trước khi ông Obama rời nhiệm sở vào tháng 1/2017.

Đây có thể coi là một sự “buông xuôi” của chính quyền hiện tại trước những trở ngại khó vượt qua. Đó là sự đăng quang của ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump, người kịch liệt phản đối TPP sau cuộc bầu cử. Đồng thời, việc phe Cộng hòa vẫn giữ được quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội, đặt ra những rào cản “không thể vượt qua” cho TPP. Vì thế, dù không được chờ đợi, động thái của Tổng thống Obama được xem là tất yếu. 

Cú sốc trong cuộc bầu cử vừa qua khiến chính quyền Obama ngừng các nỗ lực với TPP tại Quốc hội. 	Ảnh: Quarz
Cú sốc trong cuộc bầu cử vừa qua khiến chính quyền Obama ngừng các nỗ lực với TPP tại Quốc hội. Ảnh: Quarz

Nhưng sự kiện đó lại là một chỉ dấu cho thấy, ở Lima vào cuối tuần này, ông Obama nhiều khả năng sẽ “khó ăn khó nói” với những đồng nhiệm từ 10 quốc gia khác cũng tham gia TPP. Đó không chỉ là câu chuyện của một bản hiệp định. Đó còn là cam kết lâu dài của Mỹ với các đồng minh và đối tác trên thế giới vào những giá trị của tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa - thứ mà Washington chưa bao giờ ngừng cổ vũ. Một TPP không có sự tham gia của Mỹ, sẽ được xem là đã chết. Bởi nước Mỹ chiếm phần lớn nhất trong trao đổi thương mại giữa 11 nước xung quanh Vành đai Thái Bình Dương này. 

Nước Mỹ có còn đứng cùng thế giới? 

Nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của tỷ phú bất động sản Donald Trump trong 4 năm tới được dự báo là sẽ bảo thủ và khắc nghiệt hơn với toàn cầu hóa, với người nhập cư hay các mối liên hệ đa phương. Điều này căn cứ trên những tuyên bố của Tổng thống đắc cử Mỹ suốt chiến dịch tranh cử vừa qua. Nhưng dù có muốn tham gia vào guồng quay của toàn cầu hóa nữa hay không, ông Trump và nước Mỹ vẫn không thể đơn phương dừng nó lại.

Quan điểm được giáo sư Joseph S.Nye, “cha đẻ” học thuyết Quyền lực mềm đưa ra. Trong một bài viết mới đây, chuyên gia này cho rằng vấn đề đặt ra từ chiến thắng của ông Trump là liệu giai đoạn toàn cầu hóa bắt đầu từ sau Thế chiến 2 đến nay về cơ bản đã đến hồi kết hay chưa. Đó là bởi, ông đăng quang nhờ thuyết phục cử tri Mỹ rằng toàn cầu hóa đang đe dọa tới lợi ích của rất nhiều người Mỹ. Vì thế cần bị loại bỏ. 

Nhưng sự thật thì không chiều theo mong ước đó. Giáo sư Nye viết: “Đúng là tương lai của các thỏa thuận thương mại như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay Hiệp định Thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương (TTIP) đã trở nên bất định và quá trình toàn cầu hóa kinh tế diễn ra chậm lại”. Nhưng ông Trump khó có thể đảo ngược “bánh xe lịch sử”, bởi “sự phát triển của công nghệ vẫn đang thúc đẩy toàn cầu hóa về xã hội, chính trị và sinh thái, qua các biểu hiện như biến đổi khí hậu, chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia và vấn đề di cư.” 

Vậy phải chăng nước Mỹ thua thiệt vì toàn cầu hóa? Không có chuyện như vậy bởi hiện tại, Mỹ là quốc gia phát triển lớn duy nhất không gánh chịu tình trạng giảm dân số. Một phần lớn là nhờ dân nhập cư. Sự phụ thuộc về nhập khẩu năng lượng của Mỹ đang giảm và nước này vẫn dẫn đầu về công nghệ lẫn giáo dục. Và với vị thế dẫn đầu đó, nước Mỹ có nhiều lựa chọn hơn và thu hút nhiều hơn các đối tác đến với mình. Giáo sư Joshep Nye kết luận: nước Mỹ dưới thời ông Trump không thể đi theo những khẩu hiệu mang tính tự cô lập như trong giai đoạn tranh cử mà vẫn rất cần giữ vững cam kết với các đồng minh, đối tác.

TPP gây ra những tranh luận lớn tại Mỹ.Ảnh: Sydney Morning Herald
TPP gây ra những tranh luận lớn tại Mỹ. Ảnh: Sydney Morning Herald

Các đồng minh của Mỹ làm gì trước viễn cảnh u ám như đã được dự báo? Hai ngày sau khi tỷ phú Trump được tuyên bố chiến thắng cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton. Hạ viện Nhật Bản ngày 10/11 đã bỏ phiếu phê chuẩn TPP - một việc làm nhằm “đánh động” phía Mỹ về các thỏa thuận cả về chiến lược lẫn kinh tế.

Cùng ngày hôm đó, phát biểu bên ngoài nhà Quốc hội ở thủ đô Canberra, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop cho biết, nước này sẽ chuyển hướng sang thúc đẩy thương mại với Trung Quốc và các nước châu Á thay vì một thỏa thuận tự do thương mại với Mỹ. Đây là lời cảnh báo với những quan điểm bảo thủ của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Bài toán Trung Quốc 

Trong tương quan chính trị an ninh toàn cầu tương lai, TPP không chỉ là vấn đề lợi ích kinh tế mà còn là một trong những chiến lược hiệu quả để Mỹ đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Với  40% thương mại toàn cầu mà các nước tham gia TPP sở hữu trong tương lai, cùng các tiêu chuẩn cao về hàng hóa, dịch vụ hay lao động, TPP là công cụ để Mỹ quảng bá những giá trị của mình, và lôi cuốn thế giới.

Nếu TPP sụp đổ, Trung Quốc sẽ đắc lợi. Đơn giản là bởi Bắc Kinh đang xúc tiến mạnh mẽ một thỏa thuận tương tự: Hiệp định Đối tác Toàn diện khu vực (RCEP) cùng một loạt ý tưởng khác nhằm quảng bá tiêu chuẩn của mình, cũng như phục vụ lợi ích của Trung Quốc. 

Và nếu TPP không bao giờ được thực thi, kịch bản sẽ là việc Trung Quốc chi phối các chính sách trong khu vực. Tác giả Roger Cohen đã phân tích điều này trên tờ New York Times cách đây không lâu. Đó không phải là điều mà chính quyền Mỹ trong tương lai mong muốn. Rất có thể, Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng đang suy tư về điều này.

Thanh Sơn

tin mới

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.