Ông chủ Facebook bị nghi tiếp tay 'kích động nổi loạn'

Ngày 4/11, báo "Tấm gương" (Spiegel) của Đức đưa tin Viện Công tố thành phố Munich đã tiến hành điều tra đối với ông chủ Mark Zuckerberg cùng các lãnh đạo khác của mạng xã hội Facebook do bị nghi tiếp tay cho hành động "kích động nổi loạn".

Người sáng lập và Tổng giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg.

Người sáng lập và Tổng giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg. 

Lần đầu tiên cơ quan tư pháp Đức tiến hành điều tra đối với những người có trách nhiệm của trang Facebook, trong đó có người sáng lập và Tổng giám đốc điều hành Zuckerberg, nữ giám đốc điều hành Sheryl Sandberg, người phụ trách khu vực châu Âu Richard Allan và người phụ trách ở Đức Eva-Maria Kirschsieper. Vụ điều tra được tiến hành sau khi nhà chức trách Đức nhận được đơn kiện cáo buộc lãnh đạo tập đoàn Facebook làm ngơ trước những kích động giết người, đe dọa bạo lực, không công nhận nạn diệt chủng người Do Thái và nhiều tội danh khác. 

Khi được thông báo về các nội dung không phù hợp, Facebook phải có trách nhiệm xóa bỏ các nội dung trái pháp luật như vậy trên các trang của mình. Tuy nhiên, Facebook hầu như không làm như vậy và đơn kiện đã liệt kê các trường hợp cho thấy Facebook không xóa bỏ các nội dung dù đã được nhiều lần yêu cầu. Trong hầu hết các trường hợp, Facebook không có phản hồi hoặc trả lời theo những công thức có sẵn, rằng những nội dung đó là "vô hại".

Trong hơn một năm qua, trang mạng Facebook đã bị chỉ trích nhiều ở Đức vì những nội dung thù hận được phép đăng tải trên trạng xã hội mạng này. Hồi tháng trước, Bộ trưởng Tư pháp liên bang Đức Heiko Maas đã chỉ trích Facebook hầu như không can thiệp khi được thông báo về các nội dung không phù hợp được đăng tải trên trang mạng xã hội này, trong đó tỷ lệ xóa bỏ chỉ đạt 46% khi người sử dụng bình thường thông báo cho Facebook các nội dung hay bình luận mang tính thù hận.

Theo Vietnam+

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.