"Chủ nghĩa biệt lập của ông Trump tạo ra khoảng trống nguy hiểm tại Biển Đông"

(Baonghean.vn)- Việc tỷ phú Donald Trump được bầu làm Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ đã thu hút được sự chú ý, theo dõi đặc biệt ở châu Á. Nhà nghiên cứu Valérie Niquet, Giám đốc trung tâm châu Á thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Pháp (IFRI), nhận định rằng chủ nghĩa biệt lập có thể tạo ra một khoảng trống nguy hiểm tại khu vực châu Á - nơi luôn tiềm tàng nhiều cuộc xung đột, đặc biệt là tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Nguy cơ xung đột đang bao trùm khu vực mặc dù các dấu hiệu cho thấy ít có khả năng xảy ra ngay lập tức như một số khu vực khác trên thế giới, nhưng vẫn đang hiện hữu. Những nguy cơ này có thể nhanh chóng tăng lên nếu nước Mỹ bỏ lại khoảng trống chiến lược do xác định lại lợi ích của Washington tại đây theo hướng chặt chẽ hơn.  
Việc ông Trump đắc cử tạo ra khoảng trống nguy hiểm trong khu vực châu Á và gây ra nhiều tranh chấp, đặc biệt trên biển Đông. Ảnh: AFP
Việc ông Trump đắc cử tạo ra khoảng trống nguy hiểm trong khu vực châu Á và gây ra nhiều tranh chấp, đặc biệt trên biển Đông. Ảnh: AFP
Việc cụ thể hóa ý tưởng về nhóm G2 (Trung-Mỹ) - được thành lập trên cơ sở mối quan hệ luôn có sự ngờ vực lẫn nhau, có thể gây ra những hậu quả to lớn đối với sự ổn định chiến lược tại châu Á. Việc này còn nghiêm trọng hơn cả những tuyên bố của Tổng thống đắc cử Trump và những người thân tín của ông về việc Nhật Bản và Hàn Quốc - hai đồng minh gần gũi của Mỹ ở khu vực Đông Bắc Á, cần phải tự bảo vệ mình và không dựa vào Mỹ nữa. 
Trái ngược với điều mà ông Trump dường như hy vọng, việc biến Nhật Bản thành một siêu cường quân sự có tiềm năng hạt nhân và đảm trách vai trò người "bảo vệ mới" trong sự ổn định của khu vực, sẽ rất khó thành hiện thực tại một đất nước dân chủ, mà ở đó việc thông qua những điều luật về quân sự dù rất nhỏ đã dấy lên sự phản đối mạnh mẽ. Và trong trường hợp ngược lại, việc Nhật Bản nổi lên là một siêu cường quân sự mới cũng gây ra những hậu quả phức tạp cho khu vực.
Chính sách mới của ông Trump có thể tạo ra bất ổn tại châu Á. Ảnh: AFP
Chính sách mới của ông Trump có thể tạo ra bất ổn tại châu Á. Ảnh: AFP
Người ta có thể hình dung chính việc bầu ông Trump sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Tokyo và Moskva từng bước xích lại gần nhau hơn. Việc thoát khỏi áp lực từ Mỹ, khiến Nhật Bản có thể thúc đẩy quá trình tìm kiếm một đồng minh cần thiết để đối trọng với Trung Quốc. Về phía Nga, nước này cũng nhìn thấy lợi ích trong việc tái cân bằng sức mạnh với Trung Quốc, do đó cũng tìm cách xích lại gần Nhật Bản một cách chủ động hơn.
Lan Hạ
(Theo Le Figaro)

tin mới

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Báo Mỹ phân tích phản ứng bất ngờ của Chủ tịch Trung Quốc tại Pháp; Moskva sẽ đáp trả gay gắt hành động mới đây của Vương quốc Anh; Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine...

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Rashida Tlaib đã kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và các quan chức cấp cao khác về hành động của nhà nước Do Thái ở Dải Gaza. Thông cáo báo chí của cô được Fox News trích dẫn.

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

(Baonghean.vn) - Odessa là mấu chốt của cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ vì nó nắm giữ chìa khóa dẫn đến Biển Đen, mà còn bởi vì cuộc chiến bản sắc giữa Nga và Ukraine – giữa một quá khứ đế quốc và một tương lai dân chủ. Liệu rằng, Odessa có sáp nhập vào Nga như dự đoán của giới quan sát?

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

(Baonghean.vn) - Tờ Die Welt (Đức) cho rằng, chính sách thận trọng của Thủ tướng Scholz gây ảnh hưởng tới tinh thần của người dân Ukraine. Những người lính nghĩa vụ của Ukraine hiện không muốn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong cuộc xung đột mà họ không thể thắng. 

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bao gồm 97 điểm về mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm bảo toàn dân số, phúc lợi của người dân, sự bền vững của nền kinh tế, và dẫn đầu về công nghệ.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.