Những tính toán của Tổng thống Duterte trong chuyến thăm Trung Quốc

Giới phân tích cho rằng, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đang muốn tạo mối quan hệ cân bằng với Mỹ và Trung Quốc.

Bốn năm trước, Trung Quốc giành quyền kiểm soát bãi cạn Hoàng Nham/Scarborough. Động thái này của Bắc Kinh ngay lập tức “kích hoạt” một làn sóng biểu tình của người dân Philippines ở nhiều thành phố trên khắp thế giới.

Ảnh chụp bãi cạn Hoàng Nham/Scarborough từ vệ tinh. (Ảnh: Policy Forum)
Ảnh chụp bãi cạn Hoàng Nham/Scarborough từ vệ tinh. (Ảnh: Policy Forum)


Ngày 12/7, Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) ra phán quyết cho rằng, Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong cái gọi là bản đồ "đường lưỡi bò" do nước này đơn phương vẽ ra ở Biển Đông.Với việc chiếm được Hoàng Nham/Scarborough – bãi cạn nằm cách bờ biển Philippines khoảng 120 hải lý, Trung Quốc có thể tạo ra một “tam giác chiến lược” để kiểm soát Biển Đông bằng cách cải tạo bãi cạn này thành một hòn đảo nhân tạo và xây dựng căn cứ quân sự trên đó.

Tòa trọng tài Quốc tế cho rằng, tuyên bố của Trung Quốc đi ngược lại với UNCLOS 1982, đồng thời không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho nước này.

Trong khi giới truyền thông mô tả Phán quyết của Tòa trọng tài là thắng lợi lớn cho Philippines thì nhà lãnh đạo nước này, Tổng thống Rodrigo Duterte dường như không mấy quan tâm đến việc vận dụng Phán quyết từ PCA để tập trung áp lực của cộng đồng quốc tế, buộc Trung Quốc phải tuân thủ.

Trên thực tế, đã có một sự thay đổi đáng kể trong chính sách đối ngoại của ông Duterte so với người tiền nhiệm Benigno Aquino III. Trong những tháng gần đây, ông Duterte đã công khai thể hiện mong muốn có quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc trong khi không ngần ngại chỉ trích Mỹ, EU và Liên Hợp Quốc sau khi các nước và tổ chức này bày tỏ quan ngại với chiến dịch chống tội phạm ma túy do ông phát động.

Nhà bình luận Richard Javad Heydarian tại khoa chính trị, Đại học Salle La De ở Manila cho rằng, những thay đổi trong chính sách của ông Duterte với Trung Quốc dường như sẽ mang lại sự thay đổi lớn, không chỉ với Philippines mà còn đối với toàn bộ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Bình minh mới trong quan hệ Philippines – Trung Quốc?

Hàng trăm lãnh đạo doanh nghiệp Philippines, trong đó có một số nhà tài phiệt hàng đầu của nước này sẽ tháp tùng Tổng thống Duterte trong chuyến thăm Trung Quốc 3 ngày.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh hy vọng chuyến thăm sẽ “giúp tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau về chính trị, tăng cường hợp tác thực chất và mở rộng tình hữu nghị truyền thống”.

“Những đám mây đang dần tan đi. Mặt trời đang ló rạng và sẽ chiếu sáng chương mới trong quan hệ song phương”, Đại sứ Zhao Jianhua nói tại một buổi tiếp tân ở Manila.Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines thậm chí còn hồ hởi nói về một “bình minh mới” cho quan hệ hai nước.

Phát biểu trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Philippines, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Đông Á, ông Daniel Russel thừa nhận, Washington vẫn đang phải vật lộn với những tác động trong chính sách “đầy màu sắc” của ông Duterte.

Không đồng quan điểm với chuyên gia Heydarian, nhà nghiên cứu về châu Á Bonnie Glaser tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington cho rằng: “Còn quá sớm để đánh giá liệu sứ mệnh của ông Duterte có đại diện cho một sự khởi đầu của kỷ nguyên ngoại giao mới. Trong đó, Manila chuyển niềm tin của mình từ Washington sang Bắc Kinh hay đơn giản chỉ là Philippines đang mong muốn tạo thế cân bằng hơn trong quan hệ với hai nền kinh tế lớn nhất thế giới”.

“Tôi không dám chắc ai đó có thể ‘đi guốc trong bụng’ ông Duterte, bà Glaser nói.

Mặc dù vậy, bà Glaser cho rằng, hơn ai hết, Trung Quốc chính là bên vui mừng nhất trước những tuyên bố và hành động gần đây của nhà lãnh đạo Philippines.

“Tôi nghĩ rằng, không ai khác, chính Trung Quốc là những người cảm thấy vui sướng nhất về khả năng liên minh Mỹ - Philippines trở nên lỏng lẻo hơn. Người Trung Quốc tin rằng, Mỹ đứng sau khuyến khích Philippines đối đầu với Trung Quốc và đã tạo được cớ để can dự vào vấn đề Biển Đông.

Trung Quốc đang rất hy vọng việc tháo gỡ một số điểm mấu chốt trong căng thẳng với Philippines có thể làm giảm bớt sự can dự của Mỹ ở Biển Đông”, chuyên gia Glaser nhận định.

Nước cờ cao tay của Tổng thống Duterte?

Giáo sư quan hệ quốc tế Nick Bisley tại Đại học La Trobe Melbourne, Australia thì cho rằng, Tổng thống Philippines Duterte là một chính trị gia thực dụng và ông sẽ tới Trung Quốc với những mục tiêu đã được xác định rõ ràng.

“Ông Duterte hy vọng có thể tìm kiếm nguồn tiền hàng tỷ USD đầu tư để đảm bảo giải quyết cuộc khủng hoảng cơ sở hạ tầng trước mắt. Ông ấy thấy Trung Quốc như là một nguồn đầu tư có khả năng giải quyết được bài toán đó”, ông Bisley nói.

Tổng thống Duterte bắt tay người dân Philippines sống ở Brunei khi ông có mặt ở nước này trước khi lên đường đến Trung Quốc. (Ảnh: AFP)
Tổng thống Duterte bắt tay người dân Philippines sống ở Brunei khi ông có mặt ở nước này trước khi lên đường đến Trung Quốc. (Ảnh: AFP)


Bởi thực tế nhà lãnh đạo Philippines vẫn đang sử dụng Phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế như là đòn bẩy để buộc Trung Quốc phải có những nhượng bộ.Bản thân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã mô tả chuyến đi của ông tới Trung Quốc là “một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử của chúng tôi”. Giới quan sát cho rằng, với việc không lấy phán quyết từ PCA để gây sức ép với Bắc Kinh rõ ràng là nước cờ cao của ông Duterte khi dùng chiêu “có mà không, không mà có”.

Đề cập đến khả năng nêu phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế trong cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, ông Duterte nói: “Chúng tôi có trong tay phán quyết của tòa. Tôi có thể tức giận vì nó không được tôn trọng… hoặc có lựa chọn khác là đối thoại. Bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra với đất nước của chúng tôi nếu tôi chọn gây chiến? Chúng tôi chỉ có thể đối thoại”.

Dự kiến, trong chuyến thăm Trung Quốc lần này, ông Duterte sẽ gây sức ép với Trung Quốc để ngư dân Philippines có thể tiến hành các hoạt động đánh bắt thủy sản quanh bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham.

Giáo sư Nick Bisley cho rằng, điều quan trọng là Tổng thống Duterte có thể trở về từ Trung Quốc với những kết quả rõ ràng bởi cử tri Philippines đương nhiên không muốn chứng kiến nhà lãnh đạo của nước mình phải nhún nhường để thỏa hiệp: “Ông ấy không thể quay về Philippines với tư thế cúi mình và những ‘món quà’ từ Bắc Kinh”.

Theo giáo sư Bisley Bisley, giới chức Washington bị bất ngờ với những hành động của ông Duterte kể từ khi ông lên nhậm chức, nhưng nhận thức rõ rằng, một sự thay đổi vĩnh viễn trong chính sách của Philippines đối với Trung Quốc là “rất khó và không có gì đảm bảo”.

“Còn quá sớm để nói chắc chắn về một điều gì đó. Ba tháng cầm quyền, ông ấy (Duterte) đã có nhiều hành động mâu thuẫn. Rất có thể một lúc nào đó ông ấy cảm thấy không còn có thể tôn trọng Bắc Kinh vì lý do nào đó, và rằng mối quan hệ không đi theo cách mà ông ấy muốn, Duterte vẫn có thể quay lại thể hiện tình yêu với Mỹ. Bạn không thể loại trừ điều đó”, giáo sư Bisley nhận định./.

Theo VOV.VN

tin mới

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.