Cuộc chiến ma túy của Philippines bị quốc tế 'sờ gáy'

Công tố viên của Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) cho biết tòa có thẩm quyền truy tố những người gây ra hàng ngàn cái chết không qua xét xử trong cuộc chiến chống ma túy ở Philippines.

"Tôi quan ngại sâu sắc về những cáo buộc giết chóc và các phát ngôn công khai từ quan chức cao cấp của Philippines lại có vẻ chấp nhận những vụ giết người như thế", Reuters dẫn tuyên bố của công tố viên ICC Fatou Bensouda hôm 15/10.

Philippines gia nhập ICC (trụ sở tại The Hague, Hà Lan) tháng 11/2011. Bà Bensouda cho biết việc giết người không qua xét xử có thể bị ICC truy tố nếu nhận thấy "đây là một phần của cuộc tấn công rộng khắp hoặc có hệ thống chống lại con người".

Hôm 13/10, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tiếp tục thách thức cộng đồng quốc tế khi công khai chỉ trích những người phản đối cuộc chiến chống ma túy do ông phát động. Ông Duterte gọi Tổng thống Mỹ Barack Obama, Liên minh châu Âu (EU) và Liên Hợp Quốc là "những kẻ ngốc" và ông sẽ làm họ bẽ mặt nếu tiếp tục chất vấn chiến dịch của ông.

Một cảnh sát đụng độ với người dân trong cuộc bố ráp tội phạm ma túy ở Philippines. Ảnh Reuters.
Một cảnh sát đụng độ với người dân trong cuộc bố ráp tội phạm ma túy ở Philippines. Ảnh Reuters.

"Nhiều người trong số thiệt mạng bị giết theo đúng quy trình pháp lý của cảnh sát, việc này đang được điều tra theo sự chỉ đạo của cảnh sát", ông Andanar nói tiếp. Trong khi đó, thư ký của Tổng thống Duterte, ông Martin Andanar, nói rằng ông Duterte "sẵn sàng chịu sự điều tra hơn ai hết".

Hơn 3.500 người đã chết trong chiến dịch chống ma túy do tổng thống Philippines phát động từ khi ông lên nhậm chức hồi tháng 6. 

Tòa Hình sự Quốc tế thành lập năm 1998 theo Quy chế Rome. Đây là tòa án cấp cao nhất sẽ can thiệp khi nhận thấy một quốc gia không sẵn lòng hoặc không đủ khả năng truy tố các tội phạm được nêu trong quy chế, bao gồm tội phạm chiến tranh, tội ác chống lại loài người và tội diệt chủng.

Theo Zing.vn

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.