50% đảng viên Cộng hòa không công nhận nếu Clinton thắng cử

50% đảng viên Cộng hòa tham gia khảo sát tuyên bố không công nhận Hillary Clinton làm tổng thống Mỹ

Ứng viên tổng thống Donald Trump, đảng Cộng hòa (trái), và Hillary Clinton, đảng Dân chủ. Ảnh: Reuters.
Ứng viên tổng thống Donald Trump, đảng Cộng hòa (trái), và Hillary Clinton, đảng Dân chủ. Ảnh: Reuters.

Chỉ một nửa số đảng viên Cộng hòa tham gia khảo sát chấp nhận Hillary Clinton, ứng viên đảng Dân chủ, làm tổng thống. Nếu Clinton thắng cử, 70% tin rằng là nhờ bỏ phiếu phi pháp hoặc bị sắp đặt, theo kết quả khảo sát Reuters/Ipsos công bố ngày 21/10.

Ngược lại, 7 trong 10 đảng viên Dân chủ được hỏi nói sẽ công nhận chiến thắng của Donald Trump, đảng Cộng hòa, chưa đầy 50% tin ông thắng nhờ cuộc bầu cử bị sắp đặt.

Khảo sát được thực hiện trực tuyến với 1.192 người Mỹ trưởng thành từ ngày 17 đến 21/10. Kết quả có sai số 3,3%. Sai số đối với đảng viên Dân chủ và Cộng hòa lần lượt là 5,1% và 5,5%.

Khảo sát diễn ra sau khi Trump nhiều lần tố truyền thông và tổ chức chính trị đã sắp đặt bầu cử chống lại ông. Ông còn khuyến khích người ủng hộ ngăn chặn cử tri bất hợp pháp bỏ phiếu trong ngày bầu cử 8/11.

Clinton nói bà chấp nhận kết quả bầu cử trong khi Trump tuyên bố chỉ công nhận nếu ông thắng. 8 trong 10 đảng viên Cộng hòa quan ngại về độ chính xác khi kiểm phiếu. Tỷ lệ này ở phe Dân chủ là 6 trên 10.

"Phe Cộng hòa lo lắng về mọi thứ hơn Dân chủ", Reuters dẫn lời Lonna Atkeson, giáo sư tại Đại học New Mexico, đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Bỏ phiếu, Bầu cử và Dân chủ, nói.

Theo Atkeson, mức độ lo ngại và mất niềm tin vào hệ thống bầu cử, đặc biệt ở phe Cộng hòa, cao chưa từng thấy.

"Tôi chưa từng chứng kiến một cuộc bầu cử như vậy. Chắc chắn không phải trong lịch sử hiện đại", bà nói, cho biết khác biệt là ở Trump. "Đó là hiệu ứng ứng viên".

Bà nhận định thiếu niềm tin rất nguy hiểm. Mất niềm tin vào chính phủ là một chuyện, mất niềm tin vào quá trình bầu cử lại là chuyện khác. "Rồi toàn bộ nền dân chủ Mỹ sẽ bị nghi ngờ", bà nói.

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.