Kỳ vọng của Trung Quốc ở G20 có thành?

(Baonghean) - Trong vai trò chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra ngày 4-5/9 tại Hàng Châu, Trung Quốc đang hy vọng sẽ củng cố vị thế như một cường quốc toàn cầu và là người dẫn dắt sân chơi kinh tế thế giới với nhiều đề xuất táo bạo. Tuy nhiên, những tham vọng của Bắc Kinh được cho sẽ không dễ trở thành hiện thực.

Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức tại Hàng Châu, Trung Quốc. Ảnh: Global Times.
Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức tại Hàng Châu, Trung Quốc. Ảnh: Global Times.

Thông điệp từ Hàng Châu

Không phải ngẫu nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc lựa chọn Hàng Châu, thủ phủ của tỉnh Chiết Giang làm nơi tổ chức sự kiện ngoại giao lớn nhất trong năm của nước này - Hội nghị thượng đỉnh G20. Hàng Châu được ca ngợi là một trong những thành phố đẹp nhất và thu hút nhiều du khách nhất ở Trung Quốc. Nơi đây cũng nổi tiếng với những hãng công nghệ lớn như Tập đoàn thương mại trực tuyến Alibaba lớn nhất thế giới của tỷ phú Jack Ma. Công nghệ thông tin chiếm 23% GDP của Hàng Châu, đóng góp hơn 45% vào tăng trưởng GDP của thành phố này trong năm 2015.

Có thể nói, Hàng Châu được cho là hiện thân của sự chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc từ một nền kinh tế dựa vào sản xuất chi phí thấp sang phát triển bằng công nghệ cao. Vì vậy, việc chọn thành phố này làm nơi đăng cai hội nghị G20 là thông điệp của Trung Quốc rằng G20 nên tập trung vào việc tăng trưởng kinh tế theo phương châm “nền kinh tế thế giới sáng tạo, năng động, kết nối với nhau”.

Đây cũng là chủ đề xuyên suốt của Hội nghị năm nay với kỳ vọng của nước chủ nhà đưa G20 trở thành đầu tàu, phá vỡ những khó khăn và thách thức mà kinh tế thế giới đang phải đối mặt để chuyển hướng sang “tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và đồng đều”.

Thực tế Hội nghị G20 lần thứ 17 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đang phục hồi chậm chạp. Những mảng màu u ám của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cách đây 8 năm khiến bức tranh kinh tế thế giới khó có khởi sắc ấn tượng. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), 2016 là năm thứ 5 liên tiếp nhịp độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở dưới mức bình quân 3,7% ghi nhận trong các năm 1990-2007. Đây là lần đầu tiên kể từ những năm 1990, kinh tế thế giới chứng kiến thời gian tăng trưởng trì trệ dài như vậy.

“Toa thuốc” của Bắc Kinh

Để thoát khỏi trạng thái tăng trưởng ì ạch, không chỉ các nền kinh tế phát triển hay mới nổi mà toàn cầu đều mong muốn “một làn gió mới” thúc đẩy “con tàu kinh tế” tăng tốc. Trong bối cảnh như vậy, Trung Quốc đã tận dụng cơ hội là nước chủ nhà đăng cai hội nghị G20 để đưa ra những “liều thuốc” mong muốn mang lại “sức sống mới” cho nền kinh tế toàn cầu.

Tham vọng này của Bắc Kinh được thể hiện ngay khi đảm nhiệm vai trò Chủ tịch G20. Trung Quốc tuyên bố sẽ tạo đột phá cho hội nghị thông qua việc đưa ra sáng kiến thúc đẩy tiềm năng kinh tế toàn cầu trong trung và dài hạn theo hướng đổi mới, tận dụng các cơ hội của cách mạng công nghiệp mới và nền kinh tế kỹ thuật số.

Cụ thể, Bắc Kinh đã đề xuất 4 vấn đề lớn sẽ được tập trung thảo luận gồm phát triển phương thức tăng trưởng sáng tạo, quản trị tài chính kinh tế toàn cầu, thương mại và đầu tư quốc tế mạnh mẽ, năng động và kết nối có hiệu quả cao hơn.

Những sáng kiến này của Bắc Kinh được đánh giá là đúng thời điểm bởi các mô hình thúc đẩy kinh tế hiện nay vốn chủ yếu dựa vào các gói kích thích và nới lỏng tiền tệ đang trở nên kém hiệu quả. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn mời số lượng kỷ lục các nước đang phát triển tham dự hội nghị nhằm chứng tỏ tiếng nói của các nước đang phát triển hoàn toàn được lưu tâm, các nước phát triển và đang phát triển có quyền tham vấn bình đẳng.

Trung Quốc luôn cho rằng, suốt nhiều năm qua, các quốc gia đang phát triển đã phải hứng chịu tác động tiêu cực từ tình trạng thiếu công bằng, minh bạch và hiệu quả của các thể chế tài chính lớn như Quỹ Tiền tệ Thế giới và Ngân hàng Thế giới, do điều kiện chính trị mà họ đặt ra đối với viện trợ phát triển.

Tóm lại, kỳ vọng của Trung Quốc là muốn thông qua Hội nghị G20 lần này tạo dấu ấn mới đối với nhóm 20 nước vốn chiếm tới 85% GDP và 2/3 dân số của thế giới, đồng thời chuyển đổi cơ cấu và cách thức hoạt động của nhóm này. Xa hơn là tham vọng của Trung Quốc trở thành nước điều hành kinh tế toàn cầu.

Trung Quốc muốn thông qua Hội nghị G20 để nâng cao vị thế. Ảnh: Telegraph.
Trung Quốc muốn thông qua Hội nghị G20 để nâng cao vị thế. Ảnh: Telegraph.

Nói dễ hơn làm

Nếu những đề xuất của trung Quốc được thông qua tại Hội nghị G20, đó sẽ là cách tốt nhất để Trung Quốc “gỡ điểm” sau khi tham vọng bá quyền trên biển của nước này bị cộng đồng quốc tế chỉ trích mạnh mẽ thời gian qua. Tuy nhiên, nói và làm là hai chuyện khác nhau.

Trong khi kêu gọi chính sách “cởi mở về thương mại và đầu tư” để ngăn chặn sự suy giảm kinh tế, Trung Quốc lại bị chỉ trích là “chơi sai luật” khi có cáo buộc rằng chính phủ nước này trợ giá cho các ngành công nghiệp địa phương để giúp các nhà xuất khẩu Trung Quốc có lợi thế về giá trên thị trường quốc tế. Điều này đã dẫn đến việc nhiều quốc gia áp đặt lệnh trừng phạt chống bán phá giá đối với hàng hóa Trung Quốc.

Các nhà phân tích cho rằng, Bắc Kinh muốn các quốc gia phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống bán phá giá đối với hàng hóa Trung Quốc, nhưng chính Trung Quốc lại không làm gì nhiều để tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, những tham vọng chủ quyền vô lý của Trung Quốc trên các vùng biển quan trọng ở châu Á cũng khiến quốc tế “dè chừng” trước những đề xuất cải cách của nước này trong lĩnh vực kinh tế. Đó là sự lo ngại về một quốc gia “cậy thế nước lớn” sẽ khiến cỗ máy kinh tế toàn cầu lệch hướng theo những toan tính riêng.

Bên cạnh đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng, lâu nay, G20 là một cơ chế đối phó với những tác động ngắn hạn của kinh tế toàn cầu. Trung Quốc lại mong muốn thay đổi nó thành một cơ chế dài hạn, có khả năng giải quyết các vấn đề kinh tế của thế giới. Tuy nhiên, rất khó để cơ chế này được hình thành. Bởi lẽ, các nước phát triển như Mỹ và Nhật Bản không mong đợi Trung Quốc đóng một vai trò lớn trên “sân khấu” kinh tế thế giới và họ sẽ hạn chế Bắc Kinh bằng nhiều cách.

Chẳng hạn, Mỹ là nước khởi xướng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với các nước châu Á - Thái Bình Dương hay Hiệp định thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP) với các nước châu Âu trong những năm gần đây. Chắc chắn, mục đích của những Hiệp định này là nhằm hạn chế vai trò hàng đầu của Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung. Tính cạnh tranh, chế ngự lẫn nhau giữa các nước phát triển luôn luôn tồn tại, vì vậy Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những hạn chế và trở ngại nhất định khi cố gắng khi muốn “làm chủ” cuộc chơi trong G20.

Vì thế, để đảm bảo cho Hội nghị G20 năm nay thành công, Trung Quốc cố gắng đưa vào nghị trình Hội nghị những vấn đề dễ đạt được đồng thuận, như tăng cường kết nối, xóa đói giảm nghèo, hay chống biến đổi khí hậu.... Ngay khi Hội nghị chưa diễn ra thì Bộ trưởng Ngoại giao nước này Vương Nghị đã cho biết Hội nghị sẽ đạt được khoảng 30 nội dung cụ thể.

Tuy nhiên, những “kết quả” mà Trung Quốc dự báo liệt kê ra chủ yếu tập trung trong lĩnh vực ít nhạy cảm, trong khi các vấn đề gai góc như chống bảo hộ mậu dịch, hay chính sách thương mại, đầu tư… sẽ khó có bước đột phá đáng kể.

Theo nhiều chuyên gia, với việc lần đầu tiên đảm nhận cương vị chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh G20, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới không bỏ qua cơ hội để “hô hào” và “đánh bóng hình ảnh”. Tuy nhiên, để đạt được tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng và vị thế sẽ là chặng đường nhiều thách thức với Trung Quốc.

Thanh Huyền

tin mới

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Báo Mỹ phân tích phản ứng bất ngờ của Chủ tịch Trung Quốc tại Pháp; Moskva sẽ đáp trả gay gắt hành động mới đây của Vương quốc Anh; Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine...

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Rashida Tlaib đã kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và các quan chức cấp cao khác về hành động của nhà nước Do Thái ở Dải Gaza. Thông cáo báo chí của cô được Fox News trích dẫn.

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

(Baonghean.vn) - Odessa là mấu chốt của cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ vì nó nắm giữ chìa khóa dẫn đến Biển Đen, mà còn bởi vì cuộc chiến bản sắc giữa Nga và Ukraine – giữa một quá khứ đế quốc và một tương lai dân chủ. Liệu rằng, Odessa có sáp nhập vào Nga như dự đoán của giới quan sát?

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

(Baonghean.vn) - Tờ Die Welt (Đức) cho rằng, chính sách thận trọng của Thủ tướng Scholz gây ảnh hưởng tới tinh thần của người dân Ukraine. Những người lính nghĩa vụ của Ukraine hiện không muốn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong cuộc xung đột mà họ không thể thắng. 

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bao gồm 97 điểm về mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm bảo toàn dân số, phúc lợi của người dân, sự bền vững của nền kinh tế, và dẫn đầu về công nghệ.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.