Triều Tiên đe dọa tấn công căn cứ quân sự Mỹ tại Thái Bình Dương

(Baonghean.vn) - Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin Bình Nhưỡng ngày 17/8 lên án Mỹ gần đây đã triển khai thêm các máy bay ném bom hạt nhân tới Guam, đồng thời đe dọa nhiều căn cứ quân sự của Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương có thể sẽ bị "tấn công trong trường hợp có những hành động liều lĩnh". 

Bình Nhưỡng cho biết các đơn vị tên lửa đạn đạo tầm xa và pháo binh đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, nhằm vào các mục tiêu căn cứ quân sự của Mỹ tại Guam, Hawaii và lục địa Mỹ. Ảnh: AP.
Bình Nhưỡng cho biết các đơn vị tên lửa đạn đạo tầm xa và pháo binh đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, nhằm vào các mục tiêu căn cứ quân sự của Mỹ tại Guam, Hawaii và lục địa Mỹ. Ảnh: AP.

Bản tin của KCNA dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Triều Tiên nêu rõ: "Việc Mỹ đưa các máy bay ném bom hạt nhân chiến lược tới Guam cho thấy kế hoạch của Mỹ về việc tấn công phủ đầu bằng hạt nhân vào Triều Tiên đã bước vào giai đoạn thực hiện liều lĩnh".

 Tuyên bố nhấn mạnh Triều Tiên và quân đội nước này sẽ "không khoanh tay" đứng nhìn các mối đe dọa hạt nhân của Mỹ mà sẽ chuẩn bị sẵn sàng bảo vệ chủ quyền và an ninh đất nước bằng các loại vũ khí hạt nhân.

Hồi đầu tháng, Mỹ đã vận chuyển các máy bay ném bom hạt nhân B-1B và B-2 từ Căn cứ không quân Whiteman tại Missouri tới Guam, trong bối cảnh căng thẳng ngày càng leo thang trên bán đảo liên triều.

Cùng ngày, Triều Tiên xác nhận nước này đã nối lại hoạt động sản xuất plutoni, đồng thời khẳng định Bình Nhưỡng không có kế hoạch ngừng thử hạt nhân chừng nào còn tồn tại những mối đe dọa từ Mỹ.

Trong văn bản trả lời phỏng vấn hãng Kyodo, Viện Năng lượng nguyên tử, cơ quan phụ trách các cơ sở hạt nhân chính của Triều Tiên tại tổ hợp Yongbyon, cho biết các chuyên gia nước này bắt đầu tái chế các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, được tháo dỡ từ một lò phản ứng graphite (than chì) tầm trung để phục vụ cho sản xuất plutoni.

2 tên lửa được phóng trong một cuộc tập trận bắn đạn thật tại Triều Tiên. Ảnh: AFP.
2 tên lửa được phóng trong một cuộc tập trận bắn đạn thật tại Triều Tiên. Ảnh: AFP.

Viện này cũng tuyên bố Bình Nhưỡng đang chế tạo urani làm giàu cấp độ cao, cần thiết để sản xuất vũ khí và điện hạt nhân "như kế hoạch". Tuy nhiên, khối lượng plutoni và urani được Bình Nhưỡng sản xuất vẫn chưa được tiết lộ. Đây là khẳng định đầu tiên mà Triều Tiên đưa ra trước những câu hỏi của giới truyền thông nước ngoài về vấn đề này.

Plutoni là nguyên liệu chính để sản xuất bom hạt nhân. Việc nối lại hoạt động sản xuất nguyên liệu này sẽ giúp Triều Tiên nâng cao khả năng sản xuất các vũ khí hạt nhân dù quốc gia này đang chịu nhiều lệnh trừng phạt từ Liên hợp quốc vì những lần thử tên lửa và hạt nhân gây quan ngại sâu sắc trong dư luận quốc tế.

Lan Hạ

(Theo Yonhap)

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.