Trung Quốc chiếu video tuyên truyền về Biển Đông 120 lần/ngày trên đất Mỹ

Trung Quốc chiếu video về Biển Đông trên biển quảng cáo khổng lồ ở Quảng trường Thời đại tại New York, Mỹ, nhằm bao biện yêu sách chủ quyền của họ.

trung-quoc-chieu-video-tuyen-truyen-ve-bien-dong-o-quang-truong-thoi-dai-my

Màn hình hiển thị quảng cáo của hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua tại Quảng trường Thời đại. Ảnh: AFP.

Theo Sputnik, video của Trung Quốc sẽ được phát sóng 120 lần một ngày cho đến ngày 3/8, trên màn hình cao 19 m, rộng 12 m. Đây là bảng quảng cáo chuyên hiển thị hình ảnh của Trung Quốc kể từ năm 2011. Video ước tính tiếp cận khoảng 500.000 người qua lại mỗi ngày.

Video dài 3 phút 12 giây, có sự xuất hiện của một số chuyên gia và quan chức quốc tế ủng hộ lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong video, Wu Shicun, chủ tịch của Viện Quốc gia Trung Quốc về Nghiên cứu Biển Đông, ngang nhiên nói rằng Bắc Kinh có chủ quyền ở quần đảo Trường Sa và có cơ sở lịch sử và pháp lý để chứng minh.

Cựu giám đốc Chính sách Kinh tế và Kinh doanh của London John Ross nói rằng cơ chế giải quyết tranh chấp của tòa trọng tài nên được sử dụng giữa hai bên muốn tham gia. Catherine West, nghị sĩ đảng Lao động Anh, và Masood Khalid, đại sứ Pakistan tại Trung Quốc, thì nói rằng cách tốt nhất để giải quyết tranh chấp là đàm phán giữa các bên liên quan trực tiếp.

Video này còn nhắc đến "cách tiếp cận kép", tức là các tranh chấp phải được giải quyết thông qua bàn bạc và đàm phán hữu nghị giữa các quốc gia liên quan trực tiếp.

Một số đơn vị truyền thông đã phản ứng trước video này. Trang BuzzFeed nói rằng "video vô cùng nhàm chán" và "lãng phí 3 phút 12 giây cuộc đời". Trang Shanghaiist gọi video này là "công cụ tuyên truyền mới nhất" của Trung Quốc. Họ ước tính chi phí phát sóng video có thể dao động từ 300.000 USD đến 400.000 USD một tháng.

Trung Quốc tiến hành động thái trên hai tuần sau khi Tòa Trọng tài tại The Hague, Hà Lan hôm 12/7 ra phán quyết cho vụ kiện của Philippines, khẳng định Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong yêu sách "đường lưỡi bò" mà nước này đơn phương vạch ra, bao trùm gần hết diện tích Biển Đông.

Việt Nam hoan nghênh Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò". Đồng thời, Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo VNE

tin mới

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.