Tiến trình tìm ra Thủ tướng mới của Anh

(Baonghean.vn)- Từ chiến thắng của phe ủng hộ rời Liên minh châu Âu cho tới “chủ nhân” mới của ngôi nhà số 10 phố Downing, tân Thủ tướng Theresa May, hãy cùng nhìn lại những cột mốc chính trong đời sống chính trị xã hội của “đảo quốc sương mù” kể từ cuộc trưng cầu dân ý lịch sử hôm 23/6 vừa qua.

Cử tri Anh lựa chọn Brexit

Vào ngày 23/6/2016, cử tri Anh, đa số lo sợ làn sóng nhập cư, đã bỏ phiếu quyết định việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) sau 4 thập kỷ gắn bó.

Ngày 23
Ngày 23/6, cử tri Anh bỏ phiếu rời EU.

Anh sẽ là quốc gia đầu tiên rời khỏi “mái nhà chung châu Âu” 28 thành viên này, bởi London mong muốn lấy lại chủ quyền và tự do.

Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là hơn 72%.

Thị trường tài chính “điên đảo”

Kết quả bất ngờ trong cuộc trưng cầu dân ý đã gây ra làn sóng tiêu cực cho thị trường toàn cầu ngay ngày hôm sau 24/6, qua đó cho thấy sự bất ổn mới trong một thế giới vốn đã bị ảnh hưởng đáng kể do tốc độ tăng trưởng yếu kém.

Thị trường chứng khoán, đồng bảng Anh và giá dầu lao dốc.

Vào ngày 27/6, hãng xếp hạng Standard &Poors và Fitch đã hạ bậc tín nhiệm của Anh. Trong tuần đầu tháng 7, nhiều tập đoàn tài chính Anh đã tạm ngưng giao dịch trong lĩnh vực quỹ bất động sản thương mại, “đổ lỗi” do sự bất ổn từ quyết định Brexit.

Thủ tướng Cameron từ chức

Thủ tướng Anh và cũng là người đứng đầu Đảng Bảo thủ cầm quyền, ông David Cameron, người đã kêu gọi tiến hành cuộc trưng cầu dân ý và vận động chiến dịch “Anh ở lại EU”, đã quyết định từ chức để mở đường cho một nhà lãnh đạo mới.

Thủ tướng David Cameron “Không còn nghi ngờ gì về kết quả cuộc trưng cầu nữa.” Ảnh: Telegraph.
Trước lựa chọn rời khỏi EU của người dân, Thủ tướng David Cameron quyết định từ chức.

Ông đã “nhường” trách nhiệm kích hoạt tiến trình Anh ra khỏi EU cho người kế nhiệm mình.

EU hối thúc thủ tục “li dị” nhanh chóng

Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier khẳng định “Tiến trình này cần phải bắt đầu càng sớm càng tốt, để chúng ta không phải kéo dài tình trạng lấp lửng.”

Tuy nhiên, Anh dường như quyết tâm theo đuổi Brexit theo nhịp độ của riêng mình.

Khủng hoảng đảng Lao động

Ngày 26/6, một loạt các Nghị sĩ cấp cao của đảng Lao động đối lập đã rút khỏi chính phủ, nhằm phản đối lãnh đạo Đảng này, ông Jeremy Corbyn.

Các Nghị sĩ trong đảng Lao động đã bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với ông Corbyn, song ông nhất quyết không từ chức. Vào ngày 11/7, Angela Eagle đã thách thức vị trí lãnh đạo đảng của ông Corbyn.

“Tiếng hót vĩnh biệt” của ông Cameron trong EU

Sự tham gia lần cuối của ông Cameron tại hội nghị thượng đỉnh EU ngày 28/6, và các nhà lãnh đạo EU nhất trí trao cho Anh thêm thời gian để kích hoạt Điều khoản 50 và bắt đầu các cuộc thương lượng ra khỏi khối.

Đêm qua (28/6) là sự xuất hiện cuối cùng của Thủ tướng Anh David Cameron tại Hội nghị thượng đỉnh EU. Ảnh: Getty.
Đêm 28/6, Thủ tướng Anh David Cameron xuất hiện lần cuối tại Hội nghị thượng đỉnh EU. Ảnh: Getty.

Tuy nhiên Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo EU sẽ “cứng rắn” với Anh và không trao thêm đặc quyền.

Cuộc chạy đua vị trí lãnh đạo “đảo quốc sương mù”

Ngày 30/6, thủ lĩnh phe ủng hộ Brexit Boris Johnson đã bất ngờ tuyên bố không tham gia cuộc đua trở thành Thủ tướng Anh. Sau đó thủ lĩnh Đảng Độc lập Anh (UKIP) Nigel Farage cũng nối tiếp tuyên bố từ chức khỏi vị trí này.

Một người theo khuynh hướng Brexit và là Bộ trưởng Tư pháp, Michael Gove, đã tham gia cuộc đua kế nhiệm ông Cameron, song đã sớm bị loại trong cuộc bỏ phiếu trong nội bộ Đảng bảo thủ.

“Bạn có thể trở thành chủ nhân số 10 phố Downing mà không cần một cuộc tổng tuyển cử, một “trận đấu”giành ghế lãnh đạo hay một cuộc bỏ phiếu trong nội bộ đảng? Có chứ, chính là tân Thủ tướng Anh.” Ảnh: Independent.
“Bạn có thể trở thành chủ nhân số 10 phố Downing mà không cần một cuộc tổng tuyển cử, một “trận đấu” giành ghế lãnh đạo hay một cuộc bỏ phiếu trong nội bộ đảng? Có chứ, chính là tân Thủ tướng Anh.” Ảnh: Independent.

Bộ trưởng Nội vụ Theresa May, một người có quan điểm cứng rắn đối với vấn đề nhập cư, cùng với Bộ trưởng Năng lượng và Biến đổi khí hậu Andrea Leadsom đã tham gia cuộc đua song mã trở thành “bà đầm thép” thứ hai.

Tuy nhiên, bà Leadsom bất ngờ rút khỏi cuộc đua trong ngày 11/7. Như vậy bà May đã chính thức trở thành nữ Thủ tướng mới kế nhiệm ông Cameron, và sẽ nhậm chức sau buổi chất vấn của ông Cameron tại Quốc hội trong ngày mai 13/7./.

Lan Hạ

(Theo AFP)

tin mới

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.

Cựu chỉ huy NATO kêu gọi 'vô hiệu hóa' khu vực của Nga

Cựu chỉ huy NATO kêu gọi 'vô hiệu hóa' khu vực của Nga

(Baonghean.vn) - Cựu Tư lệnh đồng minh tối cao NATO James Stavridis đã đề xuất rằng các thành viên của khối quân sự do Mỹ đứng đầu nên "vô hiệu hóa” vùng đất cực tây Kaliningrad của Nga nếu Moskva gây nguy hiểm nghiêm trọng đến an ninh của các nước Baltic.

Bản tin Quốc tế: Nga cảnh báo lực lượng hạt nhân luôn trong tình trạng báo động

Bản tin Quốc tế: Nga cảnh báo lực lượng hạt nhân luôn trong tình trạng báo động

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay gồm một số nội dung: Tổng thống Nga cảnh báo lực lượng hạt nhân luôn trong tình trạng báo động; Nga nêu lý do tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật; Litva tuyên bố sẵn sàng gửi quân đến Ukraine; Mỹ cảnh báo Israel về kết cục của chiến dịch quân sự ở Rafah...