Thủ tướng Slovakia ấn tượng với Đà Nẵng

"Về nước tôi sẽ nói với mọi người rằng hãy đến Đà Nẵng nghỉ dưỡng. Và tôi sẽ cùng gia đình quay lại thành phố này đi du lịch với tư cách cá nhân", Thủ tướng Slovakia, ông Robert Fico nói. 

Trưa 19/7, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Robert Fico - Thủ tướng Cộng hòa Slovakia, đã có chuyến thăm và làm việc tại TP Đà Nẵng.

Tại buổi tiếp kiến với Thủ tướng Robert Fico, Chủ tịch TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết, Đà Nẵng đã thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác với thành phố Kosice của Slovakia vào tháng 4/2015 và đang có những trao đổi về thương mại, đầu tư, du lịch, văn hoá, giáo dục. Ông đề nghị Thủ tướng Slovakia có cơ chế khuyến khích giúp hai địa phương trao đổi các dự án, chương trình hợp tác.

thu-tuong-slovakia-an-tuong-voi-da-nang

Thủ tướng Cộng hòa Slovakia (bìa trái) bắt tay chúc mừng ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng về sự phát triển của thành phố và hứa quay lại vì Đà Nẵng là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng. Ảnh: Nguyễn Đông.

"Tập đoàn FPT đã có dự án đầu tư tại thành phố Kosice thông qua việc mua lại công ty phần mềm của Đức đóng tại đây và đầu tư với thương hiệu FPT Slovakia. Điều đặc biệt, khu công nghệ phần mềm của Tập đoàn FPT cũng đặt ở Đà Nẵng. Đây là cơ hội để 2 địa phương hợp tác về công nghệ thông tin thông qua việc trao đổi nhân sự, đổi mới sáng tạo, phát triển thị trường", ông Huỳnh Đức Thơ nói.

Chúc mừng những thành tựu mà Đà Nẵng đạt được thời gian qua, Thủ tướng Slovakia cho biết dù mới đặt chân đến thành phố này nhưng đã có ấn tượng mạnh với bờ kiển dài hàng chục km, hiếm nơi nào có được. "Tôi thấy ghen tỵ với các bạn Đà Nẵng vì không có biển như các bạn, chúng tôi nếu có vài chục mét bờ biển là đã quý lắm rồi", ông Robert Fico hóm hỉnh nói.

Theo Thủ tướng Robert Fico, tiêu chí lựa chọn khi đi du lịch là điểm đến phải có an ninh tốt. Trước đây, người dân Slovakia hay đi du lịch ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập nhưng bây giờ những điểm này quá nguy hiểm. Việt Nam là lựa chọn tốt nhưng khoảng cách giữa hai nước khá xa. Ông đề nghị Đà Nẵng nên có đường bay thẳng đến Slovakia để hợp tác phát triển du lịch, đầu tư...

Thủ tướng Robert Fico cũng thông báo, tại buổi hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 18/7, Việt Nam đang cân nhắc bãi bỏ thị thực cho du khách Slovakia. "Tôi hết sức hoan nghênh vì điều này góp phần làm giảm các thủ tục, khó khăn khi du khách đến Việt Nam. Phía Slovakia sẽ đơn giản hóa các thủ tục để du khách, người Việt Nam đến Slovakia dễ dàng nhất", ông nói.

Theo ông Robert Fico, nếu có đường bay thẳng và được miễn thị thực, thị trường du lịch và đầu tư giữa Việt Nam và Slovakia sẽ sôi động hơn. "Sau khi về nước, tôi sẽ nói với tất cả mọi người là hãy đến Đà Nẵng nghỉ dưỡng. Và chắc chắn tôi cũng sẽ trở lại thành phố xinh đẹp này với tư cách cá nhân, để cùng với gia đình mình đi du lịch", ông Robert Fico nói.

Thủ tướng Slovakia cũng hoan nghênh Tập đoàn FPT đầu tư vào công nghệ phần mềm ở đất nước mình. "Tôi hoàn toàn ủng hộ và sẽ tạo mọi điều kiện cho ngành công nghệ thông tin phát triển ở Slovakia", ông nhấn mạnh.

Theo VNE

tin mới

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.