Thanh trừng tại Thổ Nhĩ Kỳ: Bước tiếp theo là đại sứ các nước

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày 25/7 tuyên bố sẽ đuổi về nước các đại sứ có liên quan đến cuộc đảo chính thất bại ngày 15/7, cảnh báo Mỹ về khả năng xảy ra khủng hoảng ngoại giao nếu nước này không dẫn độ nghi phạm chính - Fethullah Gulen về nước.

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan ban bố tình trạng khẩn cấp tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan ban bố tình trạng khẩn cấp tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP.

Ông Cavusoglu cho biết mối quan hệ giữa 2 đồng minh NATO là Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nếu Washington từ chối dẫn độ Gulen, giáo sĩ Hồi giáo tị nạn đang sinh sống ở Pennsylvania, Mỹ bị Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc chủ mưu đảo chính.

Bản thân ông Gulen đã lên tiếng mạnh mẽ phủ nhận những cáo buộc trên.

Mỹ cũng nhiều lần trả lời Thổ Nhĩ Kỳ rằng phải cung cấp đầy đủ những bằng chứng rõ ràng về sự tham gia của ông Gulen trước khi xem xét yêu cầu từ quốc gia này. Ông Cavusoglu dự kiến sẽ đến Washington trong tuần này để thảo luận về vấn đề trên, nhưng theo nhiều ý kiến chuyên gia, quá trình dẫn độ, nếu được triển khai có thể mất nhiều năm.

Trước đó, cùng ngày, căng thẳng tiếp tục tăng cao khi nhật báo Junior Safak thân Erdogan đăng tải danh tính và hình ảnh 1 chỉ huy quân đội Mỹ ở trang bìa, cáo buộc ông là 1 trong những tướng lĩnh lên kế hoạch thực hiện đảo chính.

Phía Ankara đang ngày càng bày tỏ sự thất vọng về sự thiếu đoàn kết của các đối tác quốc tế trong việc giải quyết hậu quả của cuộc đảo chính. Cuộc thanh trừng của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đang ngày càng mở rộng quy mô, dấy lên hồi chuông cảnh báo đối với Liên minh châu Âu. Tính đến ngày 25/7, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã tạm giữ hơn 13.000 người.

Ông Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy ban châu Âu đã lên tiếng cảnh báo về việc Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mất rất nhiều thời gian để được gia nhập mái nhà chung châu Âu nếu tiếp tục có những động thái nóng vội như hiện nay.

Tuy nhiên, ông Cavusoglu đã phản pháo vị lãnh đạo cấp cao EU rằng "không thể đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ." và cho biết "Thổ Nhĩ Kỳ đang bảo vệ các giá trị châu Âu”.

Thanh Hiền

(Theo Telegraph)

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.