Tại sao Đức khắt khe về súng vẫn để xảy ra thảm họa Munich

(Baonghean.vn) - Đức là 1 trong số các nước khắt khe nhất về việc sử dụng súng trên thế giới. Tuy nhiên, phía cảnh sát nước này cho biết hung thủ gây ra vụ xả súng kinh hoàng tại Trung tâm mua sắm Olympia, Munich tối ngày 22/7 đã mang theo 300 viên đạn trong ba lô của mình cùng 1 khẩu súng lục mà không có giấy phép. Điều này dấy lên những lo ngại đối với 1 đất nước đã áp dụng hầu hết các biện pháp quản lý chặt chẽ nhất có thể như Đức.

Các khẩu súng được phép mua bán tại 1 cửa hàng ở Bremen, Đức. Ảnh: Getty Images.
Các khẩu súng được phép mua bán tại 1 cửa hàng ở Bremen, Đức. Ảnh: Getty Images.

Sau 2 vụ nổ súng kinh hoàng diễn ra tại trường học vào năm 2002 và 2009, chính phủ Đức đã thông qua 1 đạo luật khắt khe hơn về việc sở hữu súng đạn. Người mua nếu dưới 25 tuổi phải vượt qua một kỳ thi tâm lý trước đó để được sở hữu vũ khí tại Đức.

Về mặt lý thuyết, đạo luật này sẽ khiến thảm họa Munich không thể xảy ra khi mà kẻ tấn công mới chỉ 18 tuổi và đã phải trải qua 1 khóa điều trị về tâm thần.

Tuy nhiên, ông Nils Duquet, chuyên gia vũ khí ở Viện Hòa Bình Flemish, Bỉ cho biết "Đức có 1 hệ thống chặt chẽ để 1 người có thể sở hữu súng hợp pháp, nhưng vũ khí bất hợp pháp đang đặt ra một vấn đề lớn đối với quốc gia này". Theo ông Duquet, có hàng triệu vũ khí bất hợp pháp đang tồn tại ở châu Âu.

Ông Duquet nhấn mạnh việc sở hữu một khẩu súng lục tại châu Âu không quá khó. "Nếu bạn muốn mua một khẩu súng bất hợp pháp ở châu Âu, điều quan trọng là cần biết chỗ mua bán. Tại châu Âu hiện nay, có rất nhiều điểm nóng như vậy, và đó là những gì đáng lo ngại." ông Duquet cho biết.

Thị trấn Schengen, thị trấn nhỏ nằm giáp biên giới giữa Đức và Pháp, là 1 nơi gần vùng chiến sự hiện tại, và là địa điểm thường xuyên diễn ra các vụ giao thương vũ khí bất hợp pháp, ông Duquet cho biết thêm.

Bên cạnh đó, số lượng súng bất hợp pháp được vận chuyển từ Đông Âu sang Tây Âu ngày càng gia tăng trong 2 năm qua cũng khiến cho nguy cơ sở hữu súng phi pháp tại các quốc gia Tây Âu lên đến mức báo động.

Ngoài ra, theo ông Philip Boyce, chuyên gia vũ khí và pháp y người Anh, có nhiều cách để biến những khẩu súng trở nên vô dụng để qua mặt lực lượng an ninh. Ông cho biết chỉ cần mất 1 giờ đồng hồ là có thể kích hoạt lại khẩu súng hoạt động bình thường và các quốc gia châu Âu thường chưa tính đến trường hợp này, ngoại trừ Anh.

Vì vậy, ông Boyce và các chuyên gia khác cho rằng việc thiếu các quy định về điều kiện súng có thể được phép mua bán đã khiến nguy cơ tội phạm tăng cao, ngay cả tại nước Đức.

Thanh Hiền

(Theo Independent)

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.