5 thẩm phán định đoạt vụ kiện Biển Đông

Ban trọng tài xét xử vụ kiện Biển Đông gồm các thẩm phán, chuyên gia về luật biển và luật quốc tế, trong đó có 4 người châu Âu và một người Ghana.

Sau khi Philippines nộp đơn kiện lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) vào tháng 1/2013, ban trọng tài gồm 5 người cho vụ kiện này được thành lập để xét xử. Philippines và Trung Quốc mỗi bên có quyền chọn một thẩm phán, còn chủ tịch Tòa Quốc tế về Luật biển (ITLOS) chọn ba người.  Philippines chọn ông Rudiger Wolfrum làm thành viên trong ban thẩm phán, còn Trung Quốc khăng khăng từ chối tham gia vào vụ kiện, tự chối bỏ quyền chọn thẩm phán, buộc chủ tịch ITLOS khi đó là ông Shunji Yanai, một công dân Nhật Bản, phải chọn thay cho Trung Quốc. Ảnh: PCA
Sau khi Philippines nộp đơn kiện lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) vào tháng 1/2013, ban trọng tài gồm 5 người cho vụ kiện này được thành lập để xét xử. Philippines và Trung Quốc mỗi bên có quyền chọn một thẩm phán, còn chủ tịch Tòa Quốc tế về Luật biển (ITLOS) chọn ba người. Philippines chọn ông Rudiger Wolfrum làm thành viên trong ban thẩm phán, còn Trung Quốc khăng khăng từ chối tham gia vào vụ kiện, tự chối bỏ quyền chọn thẩm phán, buộc chủ tịch ITLOS khi đó là ông Shunji Yanai, một công dân Nhật Bản, phải chọn thay cho Trung Quốc. Ảnh: PCA
Thẩm phán Thomas A. Mensah sinh năm 1932 tại Ghana, ông có bằng tiến sĩ tại trường luật của Đại học Yale, Mỹ. Ông từng giảng dạy ở nhiều trường như Đại học Ghana, Đại học Hàng hải Thế giới ở Thụy Điển, Đại học Leiden ở Hà Lan, và Đại học Hawaii ở Mỹ. Ông cũng từng là cố vấn đặc biệt về luật môi trường cho một chương trình của Liên Hợp Quốc (LHQ).  Ông Mensah từng giữ chức chủ tịch Tòa Quốc tế về Luật biển năm 1996-1999. Ông hiện là phó chủ tịch Tổ chức Luật biển Quốc tế. Ông là chủ tịch của ban trọng tài trong vụ kiện về vấn đề Biển Đông. Ảnh: worldmaritimenews
Thẩm phán Thomas A. Mensah sinh năm 1932 tại Ghana, ông có bằng tiến sĩ tại trường luật của Đại học Yale, Mỹ. Ông từng giảng dạy ở nhiều trường như Đại học Ghana, Đại học Hàng hải Thế giới ở Thụy Điển, Đại học Leiden ở Hà Lan, và Đại học Hawaii ở Mỹ. Ông cũng từng là cố vấn đặc biệt về luật môi trường cho một chương trình của Liên Hợp Quốc (LHQ). Ông Mensah từng giữ chức chủ tịch Tòa Quốc tế về Luật biển năm 1996-1999. Ông hiện là phó chủ tịch Tổ chức Luật biển Quốc tế. Ông là chủ tịch của ban trọng tài trong vụ kiện về vấn đề Biển Đông. Ảnh: worldmaritimenews
Thẩm phán Jean-Pierre Cot, sinh năm 1937 ở Thụy Sĩ, là giáo sư luật quốc tế và thẩm phán tại Tòa Quốc tế về Luật Biển. Ông có bằng tiến sĩ luật tại Đại học Sorbonne ở Pháp và từng giảng dạy luật ở Đại học Amiens và Đại học Paris I. Ông là thành viên của Nghị viện châu Âu năm 1978-1979 và 1984-1999. Ông là thành viên Tòa Quốc tế về Luật biển từ năm 2002. Ảnh: MAE Romania
Thẩm phán Jean-Pierre Cot, sinh năm 1937 ở Thụy Sĩ, là giáo sư luật quốc tế và thẩm phán tại Tòa Quốc tế về Luật Biển. Ông có bằng tiến sĩ luật tại Đại học Sorbonne ở Pháp và từng giảng dạy luật ở Đại học Amiens và Đại học Paris I. Ông là thành viên của Nghị viện châu Âu năm 1978-1979 và 1984-1999. Ông là thành viên Tòa Quốc tế về Luật biển từ năm 2002. Ảnh: MAE Romania
Thẩm phán Stanislaw Pawlak sinh năm 1933 tại Ba Lan. Ông có bằng tiến sĩ tại Đại học Warsaw và từng đảm nhận nhiều vị trí trong Bộ ngoại giao Ba Lan.  Ông xuất bản nhiều cuốn sách và viết nhiều bài báo trên các tạp chí khoa học về luật quốc tế, luật biển, và mối quan hệ quốc tế khi xét đến các hoạt động của Liên Hợp Quốc. Ông cũng nghiên cứu cả chính sách đối ngoại của Nhật, Mỹ và Trung Quốc. Ông là thành viên của Tòa Quốc tế về Luật biển từ năm 2005. Ảnh: ITLOS
Thẩm phán Stanislaw Pawlak sinh năm 1933 tại Ba Lan. Ông có bằng tiến sĩ tại Đại học Warsaw và từng đảm nhận nhiều vị trí trong Bộ ngoại giao Ba Lan. Ông xuất bản nhiều cuốn sách và viết nhiều bài báo trên các tạp chí khoa học về luật quốc tế, luật biển, và mối quan hệ quốc tế khi xét đến các hoạt động của Liên Hợp Quốc. Ông cũng nghiên cứu cả chính sách đối ngoại của Nhật, Mỹ và Trung Quốc. Ông là thành viên của Tòa Quốc tế về Luật biển từ năm 2005. Ảnh: ITLOS
Giáo sư Alred H.A. Soons sinh năm 1948, có bằng tiến sĩ từ Đại học Utrecht, Hà Lan. Ông từng đảm đương nhiều vị trí trong chính phủ Hà Lan và giảng dạy luật quốc tế tại Đại học Utrecht. Ông hiện là thành viên của Cơ quan tư vấn Các chuyên gia về Luật Biển thuộc Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ (IOC/ABE-LOS), và đồng giám đốc của Viện Luật và Chính sách Đại dương Rhodes. Ảnh: UW Law
Giáo sư Alred H.A. Soons sinh năm 1948, có bằng tiến sĩ từ Đại học Utrecht, Hà Lan. Ông từng đảm đương nhiều vị trí trong chính phủ Hà Lan và giảng dạy luật quốc tế tại Đại học Utrecht. Ông hiện là thành viên của Cơ quan tư vấn Các chuyên gia về Luật Biển thuộc Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ (IOC/ABE-LOS), và đồng giám đốc của Viện Luật và Chính sách Đại dương Rhodes. Ảnh: UW Law
Thẩm phán Rudiger Wolfrum, sinh năm 1941 tại Đức, là tiến sĩ về luật quốc tế và từng giảng dạy tại Đại học Heidelberg. Ông là thẩm phán tại Tòa Quốc tế về Luật Biển kể từ năm 1996, và từng là chủ tịch tòa năm 2005-2008. Ảnh: Europa
Thẩm phán Rudiger Wolfrum, sinh năm 1941 tại Đức, là tiến sĩ về luật quốc tế và từng giảng dạy tại Đại học Heidelberg. Ông là thẩm phán tại Tòa Quốc tế về Luật Biển kể từ năm 1996, và từng là chủ tịch tòa năm 2005-2008. Ảnh: Europa

Theo VNE

tin mới

Tướng Cương: Chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Nga sẽ không đẩy Trung Quốc bước qua 'vạch đỏ' đối với châu Âu và Mỹ

Tướng Cương: Chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Nga sẽ không đẩy Trung Quốc bước qua 'vạch đỏ' đối với châu Âu và Mỹ

(Baonghean.vn) -Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc trong hai ngày 16-17/5 theo lời mời từ Chủ tịch Tập Cận Bình. Báo Nghệ An đã có cuộc phỏng vấn với PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an.

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Quân đội Ukraine đã biến tòa nhà của bệnh viện tâm thần khu vực Kharkov ở làng Strelechya thành một cứ điểm và trong quá trình rút lui, chúng đã phá hủy tòa nhà - một tay súng cơ giới của cụm quân phía Bắc với biệt hiệu “Hunter” (Thợ săn), người đã tham gia giải phóng khu định cư này, nói.

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế.