Trung Quốc 'sáng nắng chiều mưa'

(Baonghean) - Ngày 3/6 vừa qua, Đối thoại Shangri-La - diễn đàn an ninh quan trọng nhất châu Á đã mở ra ở Singapore với sự tham dự của gần 600 quan chức quốc phòng cùng các nhà nghiên cứu đến từ nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Đô đốc Tôn Kiến Quốc “tay bắt mặt mừng” với đại biểu dự Đối thoại Shangri-La. Ảnh: Reuters.
Đô đốc Tôn Kiến Quốc “tay bắt mặt mừng” với đại biểu dự Đối thoại Shangri-La. Ảnh: Reuters.

Các vấn đề nổi trội được bàn luận trong đối thoại gồm có: tình hình an ninh khu vực, kiểm soát chạy đua vũ trang ở châu Á, chính sách quốc phòng, cuộc chiến an ninh phi truyền thống chống lại chủ nghĩa khủng bố…

Nhiều chú ý dành cho đoàn đại biểu Trung Quốc khi mà trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La năm ngoái, Trung Quốc đã chịu nhiều chỉ trích vì thái độ “bất hợp tác” với các quan chức nước khác cũng như báo giới.

Thái độ của trưởng đoàn - Đô đốc Tôn Kiến Quốc và các đồng nghiệp năm nay được cho là “nhũn nhặn” hơn nhiều khi chủ động tổ chức các cuộc họp báo với phóng viên quốc tế và có phần trả lời câu hỏi trôi chảy mà không cần văn bản chuẩn bị trước.

Thậm chí, ông Tôn còn dành nhiều “lời khen” mang tính xã giao cho các đại biểu tham dự Đối thoại - một hình ảnh gần như đối lập với thái độ “bề trên” hồi năm ngoái.

“Nhũn nhặn”, “thiện chí” là thế nhưng có vẻ như chiến thuật “lạ” này của Trung Quốc vẫn không đem lại hiệu quả như mong đợi và vấp phải sự phản ứng của nhiều đại biểu tham dự đối thoại.

Gay gắt nhất phải kể đến Mỹ với bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. Với những lời lẽ cứng rắn, ngôn từ “thâm thuý”, ông Carter cáo buộc Trung Quốc “khiêu khích, gây bất ổn và tự cô lập” trong khối. Tuyên bố của đại diện Mỹ chắc chắn không khiến cho đoàn đại biểu Trung Quốc “vừa lòng”, lại nhận được sự hưởng ứng tích cực của nhiều quốc gia trong khu vực.

 Rõ ràng, những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông - dù với thái độ “bề trên” như năm ngoái hay sự “hồ hởi” đến mức kỳ lạ của năm nay - khiến các quốc gia ủng hộ ổn định an ninh và phát triển thịnh vượng của cộng đồng quốc tế đều phải bức xúc.

Trung Quốc vẫn thường đem đến cho giới quan sát quốc tế nhiều điều bất ngờ vì những chiến lược, hành xử của mình và sự thay đổi thất thường mà có người còn so sánh vui với “thời tiết sáng nắng chiều mưa”.

Không nói đâu xa, sự xuất hiện của Trung Quốc tại các diễn đàn chung như Shangri-La luôn là điều gì đó khiến người ta hiếu kỳ, chờ đợi. Dù đôi khi bằng một cái nhìn không mấy tích cực…

Hải Triều

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.