Nhiều người Anh tiếc nuối nhưng khó có trưng cầu lần 2

Theo Independent, khả năng một cuộc trưng cầu lần hai là “có thể” nhưng khó xảy ra, và không thể trong một sớm một chiều. 

Nhiều người Anh tiếc nuối nhưng khó có trưng cầu lần 2
Thủ lĩnh Đảng Độc lập Anh Nigel Farage ăn mừng kết quả Brexit - Ảnh: Telegraph

Thất vọng vì kết quả hôm 23/6, phe vận động Anh ở lại EU đang tiến hành một chiến dịch quy mô với gần 3 triệu chữ ký đòi tổ chức lại trưng cầu ý dân.

Lần này họ muốn điều kiện là “nếu một trong hai phe nhận được ít hơn 60% phiếu và tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu ít hơn 75% thì phải tổ chức trưng cầu lại”.

Tỉnh bang Quebec của Canada từng hai lần trưng cầu ý dân trong các năm 1980 và 1995 về việc tách ra khỏi Canada. Cả hai lần người dân đều chọn ở lại nhưng tỉ lệ phản đối lần thứ hai (1995) chỉ ở mức 51%.

Kịch bản này chỉ xảy ra tại Anh trừ khi xuất hiện những chuyển biến quan trọng.

Luật gia Jolyon Maugham QC đưa ra hai tình huống:

(1) một đảng ủng hộ Bremain (Anh ở lại EU) chiến thắng cuộc bầu cử (khó vì Đảng Bảo thủ đang chiếm ưu thế);

(2) EU đưa ra một đề nghị “hoàn hảo” khiến chính phủ Anh phải suy nghĩ lại (hay ít nhất khiến đa số dân Anh gây áp lực lên chính phủ).

Giáo sư Vernon Bogdanor, một trong những chuyên gia về hiến pháp hàng đầu của Anh đánh giá khả năng một cuộc trưng cầu ý dân lần hai khó xảy ra.

“Tôi không nghĩ EU muốn trả giá thêm nữa, họ sẽ xem cuộc bỏ phiếu này là chung cuộc”, ông Bogdanor trả lời báo Telegraph.

Thực tế, ở Anh không có cơ chế nào tạo điều kiện cho công chúng tự khởi động một cuộc trưng cầu ý dân.

Chính phủ, về mặt lý thuyết, có thể tổ chức một cuộc trưng cầu mới nhưng truyền thông Anh đánh giá khả năng này không cao. Hàng loạt chính trị gia hàng đầu Anh đã cam kết sẽ công nhận kết quả ngày 23/6.

Trang web của Quốc hội Anh nêu rõ: “Các kiến nghị đạt 100.000 chữ ký hầu hết sẽ được thảo luận. Nhưng chúng tôi có thể quyết định không làm điều này nếu vấn đề đã được thảo luận gần đây hoặc đã có kế hoạch thảo luận trong tương lai gần”.

Theo TTO

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.