Chân dung thủ phạm xả súng đẫm máu tại Orlando

Omar Mateen, nghi phạm khủng bố tấn công một hộp đêm dành cho người đồng tính ở Orlando, từng bị Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) để ý không dưới một lần. 
 

Omar Mateen, kẻ gây vụ xả súng đẫm máu làm ít nhất 50 người chết (Nguồn: Daily Beast)
Omar Mateen, kẻ gây vụ xả súng đẫm máu làm ít nhất 50 người chết (Nguồn: Daily Beast)

Tờ Daily Beast dẫn nguồn tin cảnh sát giấu danh cho biết Mateen từng bị xem là đối tượng mà các lực lượng an ninh liên bang cần chú ý, trước khi gã nổ súng sát hại ít nhất 50 người trong vụ xả súng đẫm máu nhất lịch sử Mỹ. Tổng cộng Mateen đã bắn trúng hơn 100 người.

Mateen, người vùng Port Saint Lucie, Florida, đã bị liệt vào diện "đối tượng đáng quan tâm" hai lần, với lần đầu vào năm 2013 và lần thứ hai vào năm 2014. FBI thậm chí còn cân nhắc mở cuộc điều tra nhằm vào Mateen một lần, nhưng cuối cùng lại thôi. 

Theo nguồn tin của Daily Beast, Mateen sinh tại New York và đã kết hôn với một người phụ nữ sống ở New Jersey. Người phụ nữ này cho tờ Washington Post biết rằng Mateen luôn đánh đập cô trong suốt cuộc hôn nhân kéo dai từ tháng 4/2009 tới tháng 7/2011. 

“Anh ta không phải là người bình thường," cô chia sẻ. "Anh ta đã đánh tôi. Anh ta thường về nhà và đánh tôi chỉ vì quần áo chưa giặt xong hoặc những chuyện tương tự."

Cô cho biết cha mẹ Mateen tới Mỹ từ Afghanistan và gã không phải là người sùng đạo. Cô cứ ngỡ gã là một anh chàng bình thường dễ mến và chỉ vỡ mộng sau khi kết hôn. 

Cha của Mateen, ông Mir Seddique Mateen, đã xuất hiện trên trang tin NBC News để nói về hành động kinh khủng của đứa con trai. "Chúng tôi muốn xin lỗi vì toàn bộ chuyện này. Chúng tôi không biết con mình đang định làm điều gì. Chúng tôi cũng bị sốc giống như cả nước Mỹ vậy," ông nói và cho biết thêm rằng vụ tấn công của con ông không liên quan tới Hồi giáo. 

Nhưng theo Washington Post, lời nói của Mir Seddique có thể không đáng tin, bởi ông ta là người ủng hộ lực lượng Taliban ở Afghanistan. Ông này tới định cư ở Florida đã lâu, nhưng vẫn đang điều hành một tổ chức phi chính phủ nằm ở Afghanistan. Ông này cũng có quan điểm rằng tỉnh Biên giới Tây Bắc của Pakistan phải trả lại cho Afghanistan. 

"Afghanistan muôn năm," Mir Seddique từng viết trên trang Facebook cá nhân. "Pakistan hãy chết đi, chết đi."

Hai quan chức cảnh sát cho tờ Daily Mail biết, ngay trước khi bắt đầu thực hiện vụ bắn giết, Mateen đã gọi số điện thoại khẩn cấp 911 và tuyên bố gã trung thành với nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Trong vụ xả súng diễn ra ở San Bernadino hồi năm ngoái làm 14 người chết, sát thủ cũng lên mạng tuyên bố trung thành với IS. 

Những viên cảnh sát này nói rằng không có bằng chứng cho thấy Mateen có bất kỳ mối quan hệ trực tiếp nào với IS. Nhưng gần đây nhóm này có kêu gọi người Hồi giáo trên khắp thế giới tấn công các mục tiêu ở phương Tây trong tháng ăn chay Ramadan, đã bắt đầu từ tuần trước.

Amaq Agency, một đơn vị truyền thông có liên quan tới IS, đã ca ngợi vụ tấn công và tuyên bố IS chỉ đạo thực hiện vụ này. Nhưng không có bằng chứng nào cho thấy mối liên hệ giữa Mateen và IS.

Hiện còn một số câu hỏi về Mateen vẫn chưa có đáp án. Đó là liệu công ty bảo vệ tư nhân G4S thuê Mateen làm việc có biết về khả năng phạm trọng tội của gã và họ có tiến hành kiểm tra lý lịch gã hay không. Mateen có một giấy phép sử dụng súng do yêu cầu của công việc và gã đã bỏ tiền mua một khẩu súng - chính là vũ khí được dùng trong vụ thảm sát. 

Daniel Gilroy, người từng làm việc với Mateen của G4S cho biết gã là người rất "bất ổn," từng nói về việc sẽ đoạt mạng kẻ khác. Gilroy đã báo với G4S về hành vi kỳ quặc của Mateen, nhưng không ai quan tâm. 

Các lỗ hổng an ninh như thế đã giúp cho Mateen có thể sát hại tới 50 người vào mờ sáng 12/6 (giờ Mỹ), bằng một khẩu súng trường kiểu AR-15. Mateen sau đó đã bị tiêu diệt trong cuộc đọ súng với lực lượng SWAT.

Được biết vụ thảm sát đẫm máu nhất lịch sử Mỹ do một cá nhân thực hiện từng xảy ra ở Bath, Michigan vào năm 1927, khi một gã đàn ông đánh bom một trường học làm 44 người chết. Tuy nhiên "kỷ lục" này đã bị Mateen xô đổ bằng vụ xả súng chết chóc của gã./. 

Theo VIETNAM+

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.