Vì sao Nhật Bản đánh giá cao người hay ngủ gật?

Ở Nhật Bản, ngủ trên giường bị coi là lười biếng, nhưng ngủ gật ngoài đường, ngoài chợ có khi lại được khen ngợi.

Thói quen ngủ của người Nhật là một điều gì đó rất thú vị và khác lạ.
Thói quen ngủ của người Nhật là một điều gì đó rất thú vị và khác lạ.

Thói quen ngủ của người Nhật là một điều gì đó rất thú vị và khác lạ về phía cạnh văn hóa và xã hội. Điều đó được đề cập trong bài viết “Nghệ thuật không ngủ của người Nhật” được đăng trên tạp chí CAM của đại học Cambrigde, Mỹ. Tác giả của bài viết là tiến sĩ Brigitte Steger, giảng viên cao cấp về nghiên cứu Nhật Bản hiện đại, Đại học Cambridge. Dưới đây là bài viết đã được lược dịch.

Lần đầu tiên tôi nhận thấy thói quen ngủ gật nơi công cộng của người Nhật là cuối năm 1980, lần đầu tôi đến quốc gia này. Cuộc sống hàng ngày ở đây rất bận rộn. Ai cũng có một lịch trình kín mít với công việc và các cuộc hẹn và hầu như rất ít thời gian để ngủ.

Nhiều người đã lên tiếng phàn nàn: "Người Nhật chúng tôi thật điên khi làm việc quá nhiều!” Nhưng trong lời nói này ẩn chứa một sự tự hào về sự siêng năng và có đạo đức vượt trội. Tuy nhiên, cùng lúc, tôi quan sát thấy vô số người ngủ gật trên tàu điện ngầm. Một số người còn đứng ngủ, và chẳng ai bất ngờ khi chứng kiến những điều này.

Vô số người ngủ gật ở những nơi công cộng và chẳng ai bất ngờ khi chứng kiến điều này.
Vô số người ngủ gật ở những nơi công cộng và chẳng ai bất ngờ khi chứng kiến điều này.

Tôi thấy việc này khá mâu thuẫn. Những con ong chăm chỉ sẵn sàng ngủ ít vào ban đêm nhưng lại cau mày vì thiếu ngủ vào buổi sáng và nhận được sự khoan dung và đồng cảm của mọi người. Hành động này được gọi là “inemuri”, có nghĩa là “ngủ ngắn ở những nơi công cộng như phương tiện giao thông, công sở, lớp học”.

Nếu ngủ trên giường bị coi là lười biếng, thì tại sao việc ngủ trong lớp hoặc nơi công sở lại được tuyên dương? Tại sao họ lại cho phép trẻ em ngủ muộn học bài vào ban đêm và ngủ gật trên lớp vào ban ngày?

Các sinh viên trẻ được cho là rất “có đạo đức” nếu họ sẵn sàng cắt bỏ giấc ngủ để nghiên cứu, mặc dù trên thực tế, việc này không hiệu quả vì nó sẽ khiến họ ngủ gật vào buổi học hôm sau.

Ngủ gật trong lớp hay công sở thể hiện sự cống hiến và siêng năng của người Nhật.
Ngủ gật trong lớp hay công sở thể hiện sự cống hiến và siêng năng của người Nhật.

Một vấn đề thú vị nữa là ngủ chung. Tại Nhật Bản, các bậc cha mẹ và các bác sĩ khẳng định việc ngủ chung với con sẽ giúp chúng yên tâm và phát triển thành một người độc lập, có kĩ năng xã hội ổn định sau này. Có lẽ chuẩn mực văn hóa này đã giúp người Nhật Bản dễ dàng ngủ trước sự hiện diện của những người khác, ngay cả khi họ là người lớn. Nhiều người Nhật nói rằng họ ngủ ở công ty dễ hơn ngủ một mình.

Nhiều người Nhật nói rằng họ ngủ ở công ty dễ hơn ngủ một mình.
Nhiều người Nhật nói rằng họ ngủ ở công ty dễ hơn ngủ một mình.

Sau nhiều năm nghiên cứu vấn đề này, cuối cùng tôi nhận ra inemuri thực chất không được coi là một giấc ngủ. Nó không giống với giấc ngủ ban đêm trên giường, cũng không phải là một giấc ngủ trưa hay ngủ ngắn.

Inemuri có thể được xem như mộng du. Mặc dù người thực hiện inemuri “không biết gì”, họ vẫn có thể lập tức hoạt động trở lại bình thường nếu cần thiết.

Inemuri có thể được coi là dấu hiệu của một người làm việc chăm chỉ nhưng vẫn có sức mạnh và đạo đức để kiểm soát bản thân ở Nhật.

Inemuri là dấu hiệu của một người làm việc chăm chỉ ở Nhật.
Inemuri là dấu hiệu của một người làm việc chăm chỉ ở Nhật.

Vì vậy, thói quen inemuri của người Nhật Bản không thể hiện sự lười biếng. Thay vào đó, nó là một đặc điểm trong đời sống xã hội Nhật Bản cho phép người Nhật tạm thời “biến mất” trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày. Vì thế, rõ ràng là người Nhật không ngủ, họ chỉ inemuri, một việc đáng khen ở Nhật Bản.

Theo Danviet

tin mới

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.