Trung Quốc phản ứng khi EU không công nhận là nền kinh tế thị trường

Nghị viện châu Âu nêu rõ năng lực xuất khẩu các mặt hàng giá rẻ của Trung Quốc đang gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với tình hình kinh tế - xã hội.

"Các thành viên của WTO, bao gồm cả Liên minh châu Âu, cần có trách nhiệm và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với WTO" - đây là phản ứng được Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục nhắc lại trong buổi họp báo chiều nay (13/5) tại Bắc Kinh sau khi được hỏi về phản ứng trước việc Nghị viện châu Âu (EP) bác bỏ việc trao quy chế nền kinh tế thị trường cho Trung Quốc, đồng nghĩa với việc hàng hoá của Trung Quốc xuất sang thị trường này vẫn gặp phải những quy định khắt khe.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng. (Ảnh: RT)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng. (Ảnh: RT)

Phát biểu trong cuộc họp báo, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã nhắc lại quan điểm của nước này cho rằng các bên tham gia WTO cần tuân thủ những quy định do tổ chức này đề ra.

Trước đó, trong ngày 12/5, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra phản ứng khi Nghị viện châu Âu với 546 phiếu thuận và 28 phiếu chống đã thông qua nghị quyết bác bỏ việc trao quy chế nền kinh tế thị trường cho Trung Quốc.

Ông Lục Khảng cho rằng trong khuôn khổ của WTO hiện nay không có quy định cụ thể về nền kinh tế thị trường và đến thời điểm quy định thì cần phải bỏ phương thức điều tra chống bán phá giá bằng cách căn cứ theo cách tính giá của "nước đại diện" (tức là nước đã được công nhận là nền kinh tế thị trường).

Nghị quyết của Nghị viện châu Âu nêu rõ năng lực sản xuất dư thừa và xuất khẩu các mặt hàng giá rẻ của Trung Quốc đang gây ra "những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường, tình hình kinh tế xã hội" cho các nước thành viên Liên minh châu Âu.

Đây là kết quả ngoài mong đợi của Trung Quốc trong nỗ lực đẩy mạnh cải cách với hy vọng sẽ được Liên minh châu Âu chính thức trao quy chế nền kinh tế thị trường vào cuối năm nay, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu cũng như chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc trong thời gian tới./.

Theo VOV

tin mới

Tướng Cương: Chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Nga sẽ không đẩy Trung Quốc bước qua 'vạch đỏ' đối với châu Âu và Mỹ

Tướng Cương: Chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Nga sẽ không đẩy Trung Quốc bước qua 'vạch đỏ' đối với châu Âu và Mỹ

(Baonghean.vn) -Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc trong hai ngày 16-17/5 theo lời mời từ Chủ tịch Tập Cận Bình. Báo Nghệ An đã có cuộc phỏng vấn với PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an.

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Quân đội Ukraine đã biến tòa nhà của bệnh viện tâm thần khu vực Kharkov ở làng Strelechya thành một cứ điểm và trong quá trình rút lui, chúng đã phá hủy tòa nhà - một tay súng cơ giới của cụm quân phía Bắc với biệt hiệu “Hunter” (Thợ săn), người đã tham gia giải phóng khu định cư này, nói.

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế.